Ngân hàng, khách hàng đều ảo tưởng về những khoản nợ xấu vẫn có giá trị và kỳ vọng mức giá cao nếu thị trường phục hồi.
Trong khi đó, VAMC được thành lập nhằm xử lý nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức tín dụng thay vì xử lý nợ bằng những dòng tiền thật, mua đứt bán đoạn lại mua nợ bằng giấy, không có những ràng buộc để xử lý nợ xấu... là những lý do được ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết trong cuộc trao đổi với Đất Việt.
Ngân hàng nhà nước sốt sắng xử lý nợ xấu vì...
PV: - Nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có ngân hàng đã vượt mức 5%, thậm chí từ 7-8%. Tính đến tháng 6/2014 nợ xấu toàn hệ thống đã tăng 21,5% so với cuối tháng 5/2014 và tăng 38,2% so với cuối năm 2013. Đặc biệt, nợ xấu theo báo cáo có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể, cuối năm 2013 chỉ hơn 3%, đến tháng 4/2014 tại cuộc họp Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước báo cáo là 7%, sau đó tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành ngân hàng nợ xấu lại được báo cáo chỉ còn hơn 4%. Trong khi Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's từng công bố nợ xấu của Việt Nam có thể lên đến 15%.
Theo ông, với những con số trên phải nhìn nhận về tình hình nợ xấu như thế nào? Việc nợ xấu tăng giảm và có khả năng sẽ ở mức cao cho thấy điều gì?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Trong những năm qua kinh tế hầu như không có sự cải biến nào đáng kể nên nguyên nhân biến động mang tính chu kỳ của các con số nợ xấu không phải do tính chu kỳ của nền kinh tế mà theo chu kỳ kế toán.
Nghĩa là, giữa và cuối liên độ tức là cuối tháng 6 và cuối năm, ngân hàng sẽ dùng dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập để xử lý nợ làm cho tỷ nợ xấu giảm xuống tạm thời nhưng sau đó nợ xấu lại tăng lên do theo thời gian lại có thêm nhiều khoản nợ đến hạn không thể trả được và chuyển sang nợ quá hạn hoặc nợ xấu từ nhóm 3, tức nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên.
Có một điểm lưu ý là trong khi số liệu chính thức do các ngân hàng công bố như vậy, nhưng số liệu được đưa ra bởi Thanh tra Ngân hàng nhà nước (NHNN) lại thường cao hơn gấp đôi con số đó. Chẳng hạn như khi nợ xấu bình quân do các ngân hàng công bố là 3% thì Thanh tra NHNN là 6%, ngân hàng công bố 4% thì Thanh tra NHNN công bố là 8%.
Tỷ lệ nợ xấu vào thời điểm cuối mỗi tháng trong năm - Nguồn: Số liệu chính thức được NHNN công bố
Tỷ lệ nợ xấu vào thời điểm cuối mỗi tháng trong năm - Nguồn: Số liệu chính thức được NHNN công bố
Thậm chí, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế như Fitch hay Moody’s đôi khi cũng có đưa ra một vài con số và thường là cao hơn con số chính thức được các ngân hàng báo cáo hay thậm chí là số liệu của Thanh tra NHNN.
Một số người cho rằng sở dĩ có sự chênh lệch này là do các tổ chức căn cứ vào chuẩn mực kế toán quốc tế IAS được cho là khá khắt khe để phân loại nợ thay vì dựa vào chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
Liên quan đến vấn đề này tôi nghĩ rằng chỉ đúng một phần, bởi vì để có thể phân loại nợ theo IAS đòi hỏi các tổ chức này phải tiếp cận được sổ sách và hệ thống kế toán của các ngân hàng chứ không thể chỉ là các báo cáo tài chính tổng hợp.
Trong điều kiện thông tin tài chính của rất nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng Việt Nam rất kém minh bạch như hiện nay thì ngay cả việc có được các báo cáo tài chính đi kèm với thuyết minh đã là khó chưa nói đến khả năng tiếp cận hệ thống kế toán gần như là không thể. Vì vậy, tôi không cho là các tổ chức như trên có thể tính được nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam dựa trên IAS.
Thực ra, nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ các báo cáo của họ thì sẽ thấy rằng các tổ chức này chỉ đưa ra sự phỏng đoán về con số nợ xấu và cách mà họ thường ước đoán là nhân con số báo cáo chính thức lên gấp 3, thậm chí gấp 4 lần. Tuy nhiên con số của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra cũng chỉ là ước đoán nhưng thường lại có ấn tượng mạnh với người nghe vì một số lý do.
Chẳng hạn như đây là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tên tuổi của thế giới và một lý do quan trọng nữa là con số nợ xấu khá cao mà họ ước đoán thường nằm trong “dãy đáng ngờ” của nhiều người trong khi các cơ quan Việt Nam luôn tìm cách bác bỏ.
Điều này chúng ta có thể nhận thấy được thông qua sự thiếu nhất quán trong lời nói và hành động của NHNN. Một mặt NHNN vẫn thừa nhận con số nợ xấu chỉ 3-4% mà các ngân hàng báo cáo, mà nếu như phải thừa nhận thì NHNN cũng chưa bao giờ thừa nhận nợ xấu cao quá 10% tổng dư nợ.
Nếu thực sự nợ xấu quá thấp như vậy tại sao NHNN lại phải sốt sắng lập Công ty mua bán nợ VAMC và hối thúc xử lý nợ xấu? Việc NHNN hối thúc ngân hàng phải đẩy nhanh công việc xử lý nợ cho thấy cơ quan này biết được tính nghiêm trọng của vấn đề nợ xấu như thế nào và bản thân NHNN cũng rất sốt ruột với quy mô nợ xấu quá lớn và xem đó là tác nhân quan trọng làm cản trở dòng chảy vốn tín dụng hiện nay.
Nợ xấu chỉ khoảng 3-4% thì không cần phải xử lý nợ xấu, NHNN không cần phải sốt ruột như vậy nhưng NHNN lại rất suốt ruột cho thấy nợ xấu không thể ở mức 3-4% như công bố chính thức. Vậy tại sao NHNN vẫn chấp nhận con số được báo cáo mà không có động thái điều chỉnh để cho ngân hàng phản ánh đúng hơn con số nợ xấu?
Nếu NHNN hiểu rằng bức tranh nợ xấu không chỉ là 3-4% như báo cáo, rõ ràng Thông tư 02 ra đời sẽ phơi bày thực chất hơn thực trạng nợ xấu nhưng NHNN đã ban hành Thông tư 09 sửa đổi Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, lùi một số điều khoản trong Thông tư 02, và như vậy chẳng khác gì NHNN đang thực thi chính sách kiểu “con đà điểu”.
PV: - Về việc xử lý nợ xấu, năm 2013 Tổng công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng sang năm 2014 quá trình này chững lại, 6 tháng đầu mới mua được 11.414 tỷ nợ gốc. Trong khi VAMC vẫn mua nợ xấu bằng "giấy” và chưa tìm được đầu ra cho những khoản nợ xấu đã mua. Theo ông đây có phải chỉ là hình thức giảm nợ xấu ảo, thực tế nợ xấu không những giảm mà còn tăng thêm vì nợ xấu dồn về VAMC và VAMC không bán được?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Từ khi đề án thành lập VAMC được đề xuất trên giấy chúng tôi đã nói mô hình này không giúp xử lý được căn cơ vấn đề nợ xấu vì nó chỉ giống như cái kho cất giữ tạm nợ xấu qua đó giúp ngân hàng làm đẹp sổ sách còn thực ra khoản nợ xấu không hề biến mất. Mô hình VAMC hiện tại có quá nhiều bất cập, nó không tạo động cơ để có thể xử lý nhanh và có hiệu quả nợ xấu.
Một trong số bất cập chủ yếu là bản thân VAMC không có nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu. Vốn điều lệ của VAMC chỉ là 500 tỷ đồng, là vốn pháp định nhằm đảm bảo vị trí pháp lý của VAMC, không phải là nguồn lực dùng để mua lại nợ xấu của hệ thống ngân hàng bởi vì nợ xấu được ước tính lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Vốn điều lệ của VAMC thậm chí còn thấp hơn vốn tự có của một số công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc các ngân hàng thương mại.
Tất nhiên bản thân AMC không nhất thiết phải có vốn tự có lớn, thay vào đó công ty này có thể huy động nguồn lực từ bên ngoài chẳng hạn như phát hành trái phiếu, sau đó dùng nguồn lực này để mua lại nợ xấu của ngân hàng, từ đó tìm cách bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp.
VAMC cũng có chức năng phát hành trái phiếu nhưng thật lạ là trái phiếu mà VAMC đang phát hành chẳng giống ai. VAMC phát hành trái phiếu để hoán đổi nợ xấu cho ngân hàng dựa theo mệnh giá nợ (nợ gốc trừ phần đã trích lập dự phòng - PV) nhưng lại không trả lãi và cũng không có giá trị đáo hạn.
Chính điều này đã không tạo động cơ để VAMC có thể xử lý nợ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thay vào đó mô thức mà VAMC đang sử dụng có thiên hướng “nuôi nợ”. “Nuôi nợ” cũng đang là cách mà nhiều NHTM đang áp dụng. Và nếu như vậy thì có VAMC cũng không khác gì không có VAMC!
Trong trường hợp này rõ ràng các ngân hàng cũng không cần phải nhờ đến vai trò “bảo mẫu” của VAMC. Hơn nữa, sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được khoản nợ thì cũng không sao vì cuối cùng nó sẽ được chuyển trả về cho ngân hàng như ban đầu.
Trong khi đó, kinh nghiệm từ các mô hình công ty mua bán nợ của một số nước như Hàn Quốc hay Malaysia có rất nhiều hàm ý rất quan trọng đối với Việt Nam mà chúng ta có thể học hỏi.
Chẳng hạn, mô hình KAMCO của Hàn Quốc đã mua nợ theo giá trị thị trường đồng thời có nguồn lực thực để xử lý nợ nhưng VAMC lại mua theo mệnh giá và không có nguồn lực thực. KAMCO được thúc ép để xử lý nợ nhanh không để dây dưa, khoản nợ KAMCO mua sẽ ưu tiên để xử lý trước thay vì “nuôi nợ” như VAMC.
Về tạo lập thị trường mua bán nợ, KAMCO cũng rất thành công khi tạo ra được thị trường mua bán nợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân. Năm 1998 khi KAMCO ra đời, vai trò của KAMCO chiếm tới 97-98% trên thị trường mua bán nợ nhưng chỉ trong 2 năm tiếp theo vai trò của KAMCO đã giảm xuống còn trên dưới 50% và đến 2001-2002, KAMCO chỉ tham gia chưa tới 5% giao dịch trên thị trường mua bán nợ và 95% còn lại là khu vực tư nhân tham gia. Với mô hình này chỉ trong vòng 4-5 năm đã giúp xử lý gần hết nợ xấu của Hàn Quốc.
Một vấn đề quan trọng nữa là trong quá trình xử lý nợ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các rào cản pháp lý vốn chưa có tiền lệ. Chính vì vậy nếu như các công ty xử lý nợ không được trao một hoặc một số đặc quyền nào đó thì cũng sẽ rất khó để xử lý nợ thành công.
Về phương diện này thì mô hình Danaharta của Malaysia đáng để Việt Nam học tập. Hiện một trong những trở ngại rất lớn trong việc xử lý các tài sản đảm bảo cho các khoản nợ tại Việt Nam đó chính là những vướng mắc về mặt pháp lý khiến cho các ngân hàng với tư cách là chủ nợ không thể thanh lý tài sản để thu nợ.
Các rào cản này một khi vẫn chưa được tháo gỡ và VAMC vẫn chưa được mạnh dạn trao một đặc quyền nào để xử lý thì việc có chuyển nợ lại cho VAMC thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Thực ra, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo ở đây không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý như đã nói mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác phức tạp hơn nhiều.
Ảo tưởng giá trị tài sản
PV: - Việc thanh lý tài sản đảm bảo, vướng mắc lớn nhất trong trường hợp Việt Nam nằm ở điều gì, phải chăng do việc Việt Nam không bán với giá thị trường mà mong muốn bán với giá cao và không ai chịu trách nhiệm, thưa ông?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Chúng ta luôn có ảo tưởng về giá trị tài sản. Trước đây mua tài sản với giá 10 đồng đến khi chúng ta bán hoặc buộc phải bán vẫn nghĩ có thể bán được hơn 10 đồng vì cố tình bỏ qua điều kiện thị trường hiện tại và mơ về ảo tưởng mức giá trong tương lai khi thị trường hồi phục.
Đứng ở góc độ ngân hàng, trước đây khi cho vay, ngân hàng nhận thế chấp tài sản là 10 đồng thì nay, khi nền kinh tế suy giảm, thị trường tài sản đi xuống thì giá tài sản cũng phải giảm theo, không thể đòi hỏi vẫn là 10 đồng như thời kỳ bùng nổ trước đây, càng không thể nói rằng đợi thị trường hồi phục sau 5-7 năm nữa thì sẽ bán được với giá hơn 10 đồng. Chính vì sự ảo tưởng như vậy mà các ngân hàng vẫn tiếp tục nắm giữ tài sản, không muốn xử lý để “chờ thời”.
Một lý do nữa nằm ở sự sai lầm trong việc định giá tài sản thế chấp trước đây của các ngân hàng. Trong điều kiện thị trường tài sản, đặc biệt là bất động sản, bị bong bóng giá, các ngân hàng đã “trót” định giá quá cao các tài sản đảm bảo lên gấp 2 thậm chí gấp 3 lần.
VAMC có vốn tự có là 500 tỷ đồng, không đủ nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu.
VAMC có vốn tự có là 500 tỷ đồng, không đủ nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu.
Việc định giá như vậy là sai hoàn toàn so với các nguyên tắc thẩm định giá trị tài sản mà Bộ Tài chính đã ban hành cũng như không phù hợp với các chuẩn mực thẩm định giá quốc tế được đề xuất bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế (IVSC).
Trong những trường hợp này không loại trừ khả năng cố định nâng khống giá trị tài sản đảm bảo của nhân viên thẩm định mà nguyên nhân có thể là do đạo đức nghề nghiệp nhưng một nguyên nhân nữa là do sự “ảnh hưởng” của các ông chủ đứng sau ngân hàng.
Chính vì vậy, một khi bong bóng giá tài sản nổ, tài sản thế chấp không đủ giá trị để đảm bảo cho khoản nợ hiện tại nên thường ngân hàng sẽ không có nhiều động cơ bán nhanh để “cắt lỗ” mà tâm lý là vẫn tiếp tục “nuôi nợ” nhằm “chờ thời”. Chính sách “nuôi nợ” không phải lúc nào cũng xấu nhưng quan trọng là phải phù hợp với bối cảnh và động cơ dẫn dắt. Trong điều kiện hiện nay, “nuôi nợ” là một chính sách quá rủi ro và tốn kém mà tôi nghĩ chúng ta không nên theo đuổi và khuyến khích người khác theo đuổi.
Góc độ thứ hai là bản thân người thế chấp tài sản cũng có ảo tưởng tương tự. Trong khi thị trường dựa theo tình hình thị trường tài sản hiện tại cũng như các yếu tố liên quan, những người tham gia chỉ trả mức giá 6 đồng thì con nợ vẫn hi vọng 5-7 năm sau khi thị trường tốt lên thì sẽ có mức giá cao hơn mà nếu không thì kiếm được thêm đồng nào thì hay đồng đó. Chính điều này cũng dẫn đến tình trạng không ai có động cơ xử lý thanh lý tài sản cả.
Nhưng cũng có những loại tài sản mà các ngân hàng cũng muốn bán để xử lý nhanh khoản nợ nhưng lại gặp phải những rào cản pháp lý. Hiện có rất nhiều quy định liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo nợ vay nhưng rất nhiều điều khoản trong các quy định vẫn còn nhiều nội dung mập mờ, không tương thích, thiếu nhất quán đã khiến cho việc xử lý nợ của ngân hàng trên thực tế là không hề dễ dàng.
Bên cạnh đó, ngoài hệ thống luật pháp của Việt Nam không hiệu quả, thời gian để thực hiện quá trình tố tụng tại tòa liên quan đến tranh chấp tài sản cũng rất lâu nên việc đưa nhau ra tòa cũng không mang lại hiệu quả và các ngân hàng cũng không hề muốn điều này.
Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo về Môi trường kinh doanh (Doing Business) cũng cho thấy thời gian xử lý phá sản cũng như thanh lý tài sản ở Việt Nam mất bình quân 5 năm, giá trị thu hồi được cũng cực kỳ thấp khoảng 16%, trong khi Trung Quốc tương ứng là 1,7 năm và 35%, Malaysia là 1,5 năm và 50%, Thái Lan là 2,7 năm và 42%, Hàn Quốc là 1,5 năm và 82%, Nhật Bản là 0,6 năm và 93%…
Với thực trạng này rõ ràng không ai có động cơ đem nhau ra tòa kiện tụng, ngân hàng cũng phải làm nhiệm vụ kinh doanh, không có nhân viên nào được trả lương để chuyên theo đuổi vụ kiện đến 5-10 năm mà cũng chưa chắc sẽ đi đến đâu. Chính phủ gần như vẫn chưa có chiến lược hành động để cải thiện thứ hạng về giải quyết phá sản mà Việt Nam luôn là một trong số ít nước đội sổ từ khi báo cáo Doing Business của WB ra đời.
PV: - Có ý kiến cho rằng việc bán nợ xấu phải được bán như bán hàng thanh lý không thể đòi hỏi mức giá cao như mong muốn, ông có đồng tình với quan điểm này không? Nếu thực hiện bán nợ xấu như bán hàng thanh lý thì trên thực tế sẽ diễn ra điều gì, có nhiều doanh nghiệp bị phá sản không, thưa ông?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Nguyên tắc là khi khách hàng vay không trả được nợ, ngân hàng với tư cách là chủ nợ cần được trao quyền đầy đủ để có thể xử lý nhanh chóng tài sản đảm bảo để thu hồi nợ mà không bị trở ngại nào.
Có một số người cho rằng trong điều kiện hiện nay sở dĩ ngân hàng không thể xử lý được tài sản đảm bảo là do thị trường không thuận lợi nên không bán được tài sản. Tôi không hiểu nổi thế nào gọi là không thuận lợi nhưng tôi hiểu rằng không bao giờ có chuyện tài sản không bán được.
Vấn đề là tài sản đó được bán với mức giá nào, không thể đồng nhất nó với không bán được trong một nền kinh tế thị trường. Chỉ có điều là khi thị trường đồng ý trả giá cho tài sản là 50 đồng trong khi người bán cứ muốn bán được với mức giá 100 đồng thì sẽ không ai mua.
Trong trường hợp này không ai có thể chấp nhận lý lẽ rằng trong tương lai tài sản của tôi sẽ đáng giá 100 đồng thay vì bán bây giờ chỉ 50 đồng. Nếu nói như vậy thì cách tốt nhất là nên kiếm tiền đâu đó để trả nợ cho ngân hàng và giữ lại tài sản của mình và chờ đến khi bán được 100 đồng.
Nếu không kiếm được tiền ở đâu khác thì ngân hàng phải được trao quyền bán tài sản để thu nợ. Tất nhiên việc bán tài sản của ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc bán với nỗ lực tốt đa, trên tinh thần công khai, minh bạch, không phải bán nhanh, bán gấp với giá trị “vừa đủ” để thu nợ thay vì vẫn có thể bán được với giá cao hơn mà phần chênh lệch đó là thuộc về khách hàng thế chấp.
PV: - Vừa qua, NHNN có đề nghị xin tiền cấp cho VAMC mua nợ, về bản chất là lấy tiền ngân sách ra mua những khoản tiền mà ngân sách đã cấp và đã bị tổn thất thành nợ xấu. Ông có bình luận gì về điều này?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Cũng cần phân biệt 2 dòng tiền là từ ngân sách và NHNN. Tiền từ ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ rồi Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết theo quy định của Luật Ngân sách 2002.
Tuy nhiên, tôi không tin ngân sách còn đủ tiền để làm việc đó vì nợ xấu hiện nay là mấy trăm ngàn tỷ đồng trong khi ngân sách không có khoản tích lũy nào để có thể chuyển cho VAMC mua nợ cả. Chưa kể Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng nợ công quá cao, và năm nay cũng không đủ tiền trả nợ buộc phải đi vay mới để trả các khoản nợ cũ.
Tuy nhiên, ở đây Chính phủ vẫn có thể bán đi 1 số doanh nghiệp nhà nước và dùng nguồn tiền đó để tài trợ cho VAMC. Theo Đề án tái cấu trúc DNNN ban hành theo Quyết định 929, Chính phủ đang đề ra lộ trình hết năm 2015 sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như thoái vốn tiếp ở các DNNN đã cổ phần hóa một phần, trong đó có một số DNNN rất lớn như Vietnam Airlines, Mobifone, PV Gas, Sabeco …
Tuy nhiên việc cổ phần hóa là một chuyện, lấy tiền được về ngân sách là một chuyện khác, rồi bơm trả ra VAMC cũng đòi hỏi phải thiết kế một cơ chế mới phù hợp. Trên thực tế như chúng ta biết cổ phần hóa xong thì các cơ quan giằng xé giữ lại chỗ này, giữ lại cho kia một ít mà cuối cùng không thấy “chiếc bánh ngân sách” có thêm phần nào, chưa kể có đến lượt VAMC không.
Ngoài ra nếu dòng tiền là từ NHNN thì cũng không ổn. Dòng tiền từ NHNN cũng có nghĩa là cơ quan này phải in thêm tiền mà điều này sẽ vi phạm vào nguyên tắc phát hành tiền, làm tăng cung tiền ra nền kinh tế và dẫn đến một số áp lực lên các cân đối vĩ mô cũng như việc theo đuổi mục tiêu ổn định vĩ mô mà ta đang theo đuổi mấy năm nay.
Thực ra, theo cơ chế trái phiếu VAMC hiện nay thì các ngân hàng vẫn có thể chiết khấu các trái phiếu đó tại NHNN để có tiền tái đầu tư, song do nền kinh tế vẫn tắc, tín dụng không tăng trưởng được, thanh khoản lại cũng đang dư thừa nên các ngân hàng cũng không mặn mà tái chiết khấu.
Vấn đề mấu chốt, như tôi đã nói, là cần phải khơi thông được các khoản nợ xấu trên tinh thần phải bán đi các tài sản đảm bảo, xử lý việc phá sản doanh nghiệp… để thúc đẩy dòng tiền từ con nợ.
Nếu không thì phải khuyến khích một dòng tiền thứ cấp khác chảy vào thị trường mua bán nợ. Ý tôi muốn nói là nguồn tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam nhưng do nhiều rào cản pháp lý khiến dòng tiền này không chảy vào được mà cuối cùng chúng ta cứ loay hoay mãi với dòng tiền từ khu vực trong nước.
Trong khi tình trạng ngân sách không có tiền, tư nhân trong nước người có tiền thật cũng không dám tham gia vì quá rủi ro chỉ, có kẻ không có tiền phải đi vay mượn mới có động cơ tham gia vì nếu được thì “ăn cả” mà nếu không thì cũng không mất gì.
Với cơ chế xử lý nợ hiện nay chẳng khác nào chúng ta đang lôi kéo những kẻ thích đánh cược tham gia thay vì khuyến khích người có tiền thực sự. Rủi ro tất nhiên là một đặc tính cố hữu của bất kỳ một giao dịch nào nói chung hay một giao dịch mua bán nợ nói riêng.
Trong một thị trường hiệu quả sẽ có cơ chế để người nào có thể chấp nhận rủi ro tốt hơn sẽ đón nhận rủi ro và người nào không thể chấp nhận rủi ro thì cũng có thể từ bỏ nó. Vấn đề ở đây không phải là rủi ro sẽ được bù đắp mà là rủi ro chỉ nên được bù đắp cho người có thể chấp nhận rủi ro chứ không phải cho kẻ dám “đánh cược” với rủi ro. Cơ chế xử lý nợ xấu nói riêng, mô hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung của chúng ta đang làm điều hoàn toàn ngược lại.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZiqxNmO03H652IeS12bXgHS6MRd_gv4tg_I4gGwkBz5bD_dbLtkWfdJk_1CWut-2Qyvx-PSbEfiUmtl-O36bw-RKffl7R_80mYZi-80VDbWZbRTeyo4aS_WRj3U7-e8m1sYQ5_qiqYYE/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgtn67VUl9S9MZUSn5cEx5wpj4ylpRNx-SpC3WL4u4aC5qTUrw08tepwqlmVarSctHdJl2WA6aqGGwWasmJdemFa-oQgIoxySn74uXN3BLXFlEQzvvzUk1U0SmchFFR1g5pti7rH9RC5wU/
Tài chính
3:54 PM|
Ngân hàng, khách hàng đều ảo tưởng về những khoản nợ xấu vẫn có giá trị và kỳ vọng mức giá cao nếu thị trường phục hồi.
Trong khi đó, VAMC được thành lập nhằm xử lý nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức tín dụng thay vì xử lý nợ bằng những dòng tiền thật, mua đứt bán đoạn lại mua nợ bằng giấy, không có những ràng buộc để xử lý nợ xấu... là những lý do được ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết trong cuộc trao đổi với Đất Việt.
Ngân hàng nhà nước sốt sắng xử lý nợ xấu vì...
PV: - Nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có ngân hàng đã vượt mức 5%, thậm chí từ 7-8%. Tính đến tháng 6/2014 nợ xấu toàn hệ thống đã tăng 21,5% so với cuối tháng 5/2014 và tăng 38,2% so với cuối năm 2013. Đặc biệt, nợ xấu theo báo cáo có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể, cuối năm 2013 chỉ hơn 3%, đến tháng 4/2014 tại cuộc họp Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước báo cáo là 7%, sau đó tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành ngân hàng nợ xấu lại được báo cáo chỉ còn hơn 4%. Trong khi Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's từng công bố nợ xấu của Việt Nam có thể lên đến 15%.
Theo ông, với những con số trên phải nhìn nhận về tình hình nợ xấu như thế nào? Việc nợ xấu tăng giảm và có khả năng sẽ ở mức cao cho thấy điều gì?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Trong những năm qua kinh tế hầu như không có sự cải biến nào đáng kể nên nguyên nhân biến động mang tính chu kỳ của các con số nợ xấu không phải do tính chu kỳ của nền kinh tế mà theo chu kỳ kế toán.
Nghĩa là, giữa và cuối liên độ tức là cuối tháng 6 và cuối năm, ngân hàng sẽ dùng dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập để xử lý nợ làm cho tỷ nợ xấu giảm xuống tạm thời nhưng sau đó nợ xấu lại tăng lên do theo thời gian lại có thêm nhiều khoản nợ đến hạn không thể trả được và chuyển sang nợ quá hạn hoặc nợ xấu từ nhóm 3, tức nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên.
Có một điểm lưu ý là trong khi số liệu chính thức do các ngân hàng công bố như vậy, nhưng số liệu được đưa ra bởi Thanh tra Ngân hàng nhà nước (NHNN) lại thường cao hơn gấp đôi con số đó. Chẳng hạn như khi nợ xấu bình quân do các ngân hàng công bố là 3% thì Thanh tra NHNN là 6%, ngân hàng công bố 4% thì Thanh tra NHNN công bố là 8%.
Tỷ lệ nợ xấu vào thời điểm cuối mỗi tháng trong năm - Nguồn: Số liệu chính thức được NHNN công bố
Tỷ lệ nợ xấu vào thời điểm cuối mỗi tháng trong năm - Nguồn: Số liệu chính thức được NHNN công bố
Thậm chí, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế như Fitch hay Moody’s đôi khi cũng có đưa ra một vài con số và thường là cao hơn con số chính thức được các ngân hàng báo cáo hay thậm chí là số liệu của Thanh tra NHNN.
Một số người cho rằng sở dĩ có sự chênh lệch này là do các tổ chức căn cứ vào chuẩn mực kế toán quốc tế IAS được cho là khá khắt khe để phân loại nợ thay vì dựa vào chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
Liên quan đến vấn đề này tôi nghĩ rằng chỉ đúng một phần, bởi vì để có thể phân loại nợ theo IAS đòi hỏi các tổ chức này phải tiếp cận được sổ sách và hệ thống kế toán của các ngân hàng chứ không thể chỉ là các báo cáo tài chính tổng hợp.
Trong điều kiện thông tin tài chính của rất nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng Việt Nam rất kém minh bạch như hiện nay thì ngay cả việc có được các báo cáo tài chính đi kèm với thuyết minh đã là khó chưa nói đến khả năng tiếp cận hệ thống kế toán gần như là không thể. Vì vậy, tôi không cho là các tổ chức như trên có thể tính được nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam dựa trên IAS.
Thực ra, nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ các báo cáo của họ thì sẽ thấy rằng các tổ chức này chỉ đưa ra sự phỏng đoán về con số nợ xấu và cách mà họ thường ước đoán là nhân con số báo cáo chính thức lên gấp 3, thậm chí gấp 4 lần. Tuy nhiên con số của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra cũng chỉ là ước đoán nhưng thường lại có ấn tượng mạnh với người nghe vì một số lý do.
Chẳng hạn như đây là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tên tuổi của thế giới và một lý do quan trọng nữa là con số nợ xấu khá cao mà họ ước đoán thường nằm trong “dãy đáng ngờ” của nhiều người trong khi các cơ quan Việt Nam luôn tìm cách bác bỏ.
Điều này chúng ta có thể nhận thấy được thông qua sự thiếu nhất quán trong lời nói và hành động của NHNN. Một mặt NHNN vẫn thừa nhận con số nợ xấu chỉ 3-4% mà các ngân hàng báo cáo, mà nếu như phải thừa nhận thì NHNN cũng chưa bao giờ thừa nhận nợ xấu cao quá 10% tổng dư nợ.
Nếu thực sự nợ xấu quá thấp như vậy tại sao NHNN lại phải sốt sắng lập Công ty mua bán nợ VAMC và hối thúc xử lý nợ xấu? Việc NHNN hối thúc ngân hàng phải đẩy nhanh công việc xử lý nợ cho thấy cơ quan này biết được tính nghiêm trọng của vấn đề nợ xấu như thế nào và bản thân NHNN cũng rất sốt ruột với quy mô nợ xấu quá lớn và xem đó là tác nhân quan trọng làm cản trở dòng chảy vốn tín dụng hiện nay.
Nợ xấu chỉ khoảng 3-4% thì không cần phải xử lý nợ xấu, NHNN không cần phải sốt ruột như vậy nhưng NHNN lại rất suốt ruột cho thấy nợ xấu không thể ở mức 3-4% như công bố chính thức. Vậy tại sao NHNN vẫn chấp nhận con số được báo cáo mà không có động thái điều chỉnh để cho ngân hàng phản ánh đúng hơn con số nợ xấu?
Nếu NHNN hiểu rằng bức tranh nợ xấu không chỉ là 3-4% như báo cáo, rõ ràng Thông tư 02 ra đời sẽ phơi bày thực chất hơn thực trạng nợ xấu nhưng NHNN đã ban hành Thông tư 09 sửa đổi Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, lùi một số điều khoản trong Thông tư 02, và như vậy chẳng khác gì NHNN đang thực thi chính sách kiểu “con đà điểu”.
PV: - Về việc xử lý nợ xấu, năm 2013 Tổng công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng sang năm 2014 quá trình này chững lại, 6 tháng đầu mới mua được 11.414 tỷ nợ gốc. Trong khi VAMC vẫn mua nợ xấu bằng "giấy” và chưa tìm được đầu ra cho những khoản nợ xấu đã mua. Theo ông đây có phải chỉ là hình thức giảm nợ xấu ảo, thực tế nợ xấu không những giảm mà còn tăng thêm vì nợ xấu dồn về VAMC và VAMC không bán được?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Từ khi đề án thành lập VAMC được đề xuất trên giấy chúng tôi đã nói mô hình này không giúp xử lý được căn cơ vấn đề nợ xấu vì nó chỉ giống như cái kho cất giữ tạm nợ xấu qua đó giúp ngân hàng làm đẹp sổ sách còn thực ra khoản nợ xấu không hề biến mất. Mô hình VAMC hiện tại có quá nhiều bất cập, nó không tạo động cơ để có thể xử lý nhanh và có hiệu quả nợ xấu.
Một trong số bất cập chủ yếu là bản thân VAMC không có nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu. Vốn điều lệ của VAMC chỉ là 500 tỷ đồng, là vốn pháp định nhằm đảm bảo vị trí pháp lý của VAMC, không phải là nguồn lực dùng để mua lại nợ xấu của hệ thống ngân hàng bởi vì nợ xấu được ước tính lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Vốn điều lệ của VAMC thậm chí còn thấp hơn vốn tự có của một số công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc các ngân hàng thương mại.
Tất nhiên bản thân AMC không nhất thiết phải có vốn tự có lớn, thay vào đó công ty này có thể huy động nguồn lực từ bên ngoài chẳng hạn như phát hành trái phiếu, sau đó dùng nguồn lực này để mua lại nợ xấu của ngân hàng, từ đó tìm cách bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp.
VAMC cũng có chức năng phát hành trái phiếu nhưng thật lạ là trái phiếu mà VAMC đang phát hành chẳng giống ai. VAMC phát hành trái phiếu để hoán đổi nợ xấu cho ngân hàng dựa theo mệnh giá nợ (nợ gốc trừ phần đã trích lập dự phòng - PV) nhưng lại không trả lãi và cũng không có giá trị đáo hạn.
Chính điều này đã không tạo động cơ để VAMC có thể xử lý nợ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thay vào đó mô thức mà VAMC đang sử dụng có thiên hướng “nuôi nợ”. “Nuôi nợ” cũng đang là cách mà nhiều NHTM đang áp dụng. Và nếu như vậy thì có VAMC cũng không khác gì không có VAMC!
Trong trường hợp này rõ ràng các ngân hàng cũng không cần phải nhờ đến vai trò “bảo mẫu” của VAMC. Hơn nữa, sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được khoản nợ thì cũng không sao vì cuối cùng nó sẽ được chuyển trả về cho ngân hàng như ban đầu.
Trong khi đó, kinh nghiệm từ các mô hình công ty mua bán nợ của một số nước như Hàn Quốc hay Malaysia có rất nhiều hàm ý rất quan trọng đối với Việt Nam mà chúng ta có thể học hỏi.
Chẳng hạn, mô hình KAMCO của Hàn Quốc đã mua nợ theo giá trị thị trường đồng thời có nguồn lực thực để xử lý nợ nhưng VAMC lại mua theo mệnh giá và không có nguồn lực thực. KAMCO được thúc ép để xử lý nợ nhanh không để dây dưa, khoản nợ KAMCO mua sẽ ưu tiên để xử lý trước thay vì “nuôi nợ” như VAMC.
Về tạo lập thị trường mua bán nợ, KAMCO cũng rất thành công khi tạo ra được thị trường mua bán nợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân. Năm 1998 khi KAMCO ra đời, vai trò của KAMCO chiếm tới 97-98% trên thị trường mua bán nợ nhưng chỉ trong 2 năm tiếp theo vai trò của KAMCO đã giảm xuống còn trên dưới 50% và đến 2001-2002, KAMCO chỉ tham gia chưa tới 5% giao dịch trên thị trường mua bán nợ và 95% còn lại là khu vực tư nhân tham gia. Với mô hình này chỉ trong vòng 4-5 năm đã giúp xử lý gần hết nợ xấu của Hàn Quốc.
Một vấn đề quan trọng nữa là trong quá trình xử lý nợ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các rào cản pháp lý vốn chưa có tiền lệ. Chính vì vậy nếu như các công ty xử lý nợ không được trao một hoặc một số đặc quyền nào đó thì cũng sẽ rất khó để xử lý nợ thành công.
Về phương diện này thì mô hình Danaharta của Malaysia đáng để Việt Nam học tập. Hiện một trong những trở ngại rất lớn trong việc xử lý các tài sản đảm bảo cho các khoản nợ tại Việt Nam đó chính là những vướng mắc về mặt pháp lý khiến cho các ngân hàng với tư cách là chủ nợ không thể thanh lý tài sản để thu nợ.
Các rào cản này một khi vẫn chưa được tháo gỡ và VAMC vẫn chưa được mạnh dạn trao một đặc quyền nào để xử lý thì việc có chuyển nợ lại cho VAMC thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Thực ra, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo ở đây không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý như đã nói mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác phức tạp hơn nhiều.
Ảo tưởng giá trị tài sản
PV: - Việc thanh lý tài sản đảm bảo, vướng mắc lớn nhất trong trường hợp Việt Nam nằm ở điều gì, phải chăng do việc Việt Nam không bán với giá thị trường mà mong muốn bán với giá cao và không ai chịu trách nhiệm, thưa ông?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Chúng ta luôn có ảo tưởng về giá trị tài sản. Trước đây mua tài sản với giá 10 đồng đến khi chúng ta bán hoặc buộc phải bán vẫn nghĩ có thể bán được hơn 10 đồng vì cố tình bỏ qua điều kiện thị trường hiện tại và mơ về ảo tưởng mức giá trong tương lai khi thị trường hồi phục.
Đứng ở góc độ ngân hàng, trước đây khi cho vay, ngân hàng nhận thế chấp tài sản là 10 đồng thì nay, khi nền kinh tế suy giảm, thị trường tài sản đi xuống thì giá tài sản cũng phải giảm theo, không thể đòi hỏi vẫn là 10 đồng như thời kỳ bùng nổ trước đây, càng không thể nói rằng đợi thị trường hồi phục sau 5-7 năm nữa thì sẽ bán được với giá hơn 10 đồng. Chính vì sự ảo tưởng như vậy mà các ngân hàng vẫn tiếp tục nắm giữ tài sản, không muốn xử lý để “chờ thời”.
Một lý do nữa nằm ở sự sai lầm trong việc định giá tài sản thế chấp trước đây của các ngân hàng. Trong điều kiện thị trường tài sản, đặc biệt là bất động sản, bị bong bóng giá, các ngân hàng đã “trót” định giá quá cao các tài sản đảm bảo lên gấp 2 thậm chí gấp 3 lần.
VAMC có vốn tự có là 500 tỷ đồng, không đủ nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu.
VAMC có vốn tự có là 500 tỷ đồng, không đủ nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu.
Việc định giá như vậy là sai hoàn toàn so với các nguyên tắc thẩm định giá trị tài sản mà Bộ Tài chính đã ban hành cũng như không phù hợp với các chuẩn mực thẩm định giá quốc tế được đề xuất bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế (IVSC).
Trong những trường hợp này không loại trừ khả năng cố định nâng khống giá trị tài sản đảm bảo của nhân viên thẩm định mà nguyên nhân có thể là do đạo đức nghề nghiệp nhưng một nguyên nhân nữa là do sự “ảnh hưởng” của các ông chủ đứng sau ngân hàng.
Chính vì vậy, một khi bong bóng giá tài sản nổ, tài sản thế chấp không đủ giá trị để đảm bảo cho khoản nợ hiện tại nên thường ngân hàng sẽ không có nhiều động cơ bán nhanh để “cắt lỗ” mà tâm lý là vẫn tiếp tục “nuôi nợ” nhằm “chờ thời”. Chính sách “nuôi nợ” không phải lúc nào cũng xấu nhưng quan trọng là phải phù hợp với bối cảnh và động cơ dẫn dắt. Trong điều kiện hiện nay, “nuôi nợ” là một chính sách quá rủi ro và tốn kém mà tôi nghĩ chúng ta không nên theo đuổi và khuyến khích người khác theo đuổi.
Góc độ thứ hai là bản thân người thế chấp tài sản cũng có ảo tưởng tương tự. Trong khi thị trường dựa theo tình hình thị trường tài sản hiện tại cũng như các yếu tố liên quan, những người tham gia chỉ trả mức giá 6 đồng thì con nợ vẫn hi vọng 5-7 năm sau khi thị trường tốt lên thì sẽ có mức giá cao hơn mà nếu không thì kiếm được thêm đồng nào thì hay đồng đó. Chính điều này cũng dẫn đến tình trạng không ai có động cơ xử lý thanh lý tài sản cả.
Nhưng cũng có những loại tài sản mà các ngân hàng cũng muốn bán để xử lý nhanh khoản nợ nhưng lại gặp phải những rào cản pháp lý. Hiện có rất nhiều quy định liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo nợ vay nhưng rất nhiều điều khoản trong các quy định vẫn còn nhiều nội dung mập mờ, không tương thích, thiếu nhất quán đã khiến cho việc xử lý nợ của ngân hàng trên thực tế là không hề dễ dàng.
Bên cạnh đó, ngoài hệ thống luật pháp của Việt Nam không hiệu quả, thời gian để thực hiện quá trình tố tụng tại tòa liên quan đến tranh chấp tài sản cũng rất lâu nên việc đưa nhau ra tòa cũng không mang lại hiệu quả và các ngân hàng cũng không hề muốn điều này.
Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo về Môi trường kinh doanh (Doing Business) cũng cho thấy thời gian xử lý phá sản cũng như thanh lý tài sản ở Việt Nam mất bình quân 5 năm, giá trị thu hồi được cũng cực kỳ thấp khoảng 16%, trong khi Trung Quốc tương ứng là 1,7 năm và 35%, Malaysia là 1,5 năm và 50%, Thái Lan là 2,7 năm và 42%, Hàn Quốc là 1,5 năm và 82%, Nhật Bản là 0,6 năm và 93%…
Với thực trạng này rõ ràng không ai có động cơ đem nhau ra tòa kiện tụng, ngân hàng cũng phải làm nhiệm vụ kinh doanh, không có nhân viên nào được trả lương để chuyên theo đuổi vụ kiện đến 5-10 năm mà cũng chưa chắc sẽ đi đến đâu. Chính phủ gần như vẫn chưa có chiến lược hành động để cải thiện thứ hạng về giải quyết phá sản mà Việt Nam luôn là một trong số ít nước đội sổ từ khi báo cáo Doing Business của WB ra đời.
PV: - Có ý kiến cho rằng việc bán nợ xấu phải được bán như bán hàng thanh lý không thể đòi hỏi mức giá cao như mong muốn, ông có đồng tình với quan điểm này không? Nếu thực hiện bán nợ xấu như bán hàng thanh lý thì trên thực tế sẽ diễn ra điều gì, có nhiều doanh nghiệp bị phá sản không, thưa ông?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Nguyên tắc là khi khách hàng vay không trả được nợ, ngân hàng với tư cách là chủ nợ cần được trao quyền đầy đủ để có thể xử lý nhanh chóng tài sản đảm bảo để thu hồi nợ mà không bị trở ngại nào.
Có một số người cho rằng trong điều kiện hiện nay sở dĩ ngân hàng không thể xử lý được tài sản đảm bảo là do thị trường không thuận lợi nên không bán được tài sản. Tôi không hiểu nổi thế nào gọi là không thuận lợi nhưng tôi hiểu rằng không bao giờ có chuyện tài sản không bán được.
Vấn đề là tài sản đó được bán với mức giá nào, không thể đồng nhất nó với không bán được trong một nền kinh tế thị trường. Chỉ có điều là khi thị trường đồng ý trả giá cho tài sản là 50 đồng trong khi người bán cứ muốn bán được với mức giá 100 đồng thì sẽ không ai mua.
Trong trường hợp này không ai có thể chấp nhận lý lẽ rằng trong tương lai tài sản của tôi sẽ đáng giá 100 đồng thay vì bán bây giờ chỉ 50 đồng. Nếu nói như vậy thì cách tốt nhất là nên kiếm tiền đâu đó để trả nợ cho ngân hàng và giữ lại tài sản của mình và chờ đến khi bán được 100 đồng.
Nếu không kiếm được tiền ở đâu khác thì ngân hàng phải được trao quyền bán tài sản để thu nợ. Tất nhiên việc bán tài sản của ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc bán với nỗ lực tốt đa, trên tinh thần công khai, minh bạch, không phải bán nhanh, bán gấp với giá trị “vừa đủ” để thu nợ thay vì vẫn có thể bán được với giá cao hơn mà phần chênh lệch đó là thuộc về khách hàng thế chấp.
PV: - Vừa qua, NHNN có đề nghị xin tiền cấp cho VAMC mua nợ, về bản chất là lấy tiền ngân sách ra mua những khoản tiền mà ngân sách đã cấp và đã bị tổn thất thành nợ xấu. Ông có bình luận gì về điều này?
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Cũng cần phân biệt 2 dòng tiền là từ ngân sách và NHNN. Tiền từ ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ rồi Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết theo quy định của Luật Ngân sách 2002.
Tuy nhiên, tôi không tin ngân sách còn đủ tiền để làm việc đó vì nợ xấu hiện nay là mấy trăm ngàn tỷ đồng trong khi ngân sách không có khoản tích lũy nào để có thể chuyển cho VAMC mua nợ cả. Chưa kể Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng nợ công quá cao, và năm nay cũng không đủ tiền trả nợ buộc phải đi vay mới để trả các khoản nợ cũ.
Tuy nhiên, ở đây Chính phủ vẫn có thể bán đi 1 số doanh nghiệp nhà nước và dùng nguồn tiền đó để tài trợ cho VAMC. Theo Đề án tái cấu trúc DNNN ban hành theo Quyết định 929, Chính phủ đang đề ra lộ trình hết năm 2015 sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như thoái vốn tiếp ở các DNNN đã cổ phần hóa một phần, trong đó có một số DNNN rất lớn như Vietnam Airlines, Mobifone, PV Gas, Sabeco …
Tuy nhiên việc cổ phần hóa là một chuyện, lấy tiền được về ngân sách là một chuyện khác, rồi bơm trả ra VAMC cũng đòi hỏi phải thiết kế một cơ chế mới phù hợp. Trên thực tế như chúng ta biết cổ phần hóa xong thì các cơ quan giằng xé giữ lại chỗ này, giữ lại cho kia một ít mà cuối cùng không thấy “chiếc bánh ngân sách” có thêm phần nào, chưa kể có đến lượt VAMC không.
Ngoài ra nếu dòng tiền là từ NHNN thì cũng không ổn. Dòng tiền từ NHNN cũng có nghĩa là cơ quan này phải in thêm tiền mà điều này sẽ vi phạm vào nguyên tắc phát hành tiền, làm tăng cung tiền ra nền kinh tế và dẫn đến một số áp lực lên các cân đối vĩ mô cũng như việc theo đuổi mục tiêu ổn định vĩ mô mà ta đang theo đuổi mấy năm nay.
Thực ra, theo cơ chế trái phiếu VAMC hiện nay thì các ngân hàng vẫn có thể chiết khấu các trái phiếu đó tại NHNN để có tiền tái đầu tư, song do nền kinh tế vẫn tắc, tín dụng không tăng trưởng được, thanh khoản lại cũng đang dư thừa nên các ngân hàng cũng không mặn mà tái chiết khấu.
Vấn đề mấu chốt, như tôi đã nói, là cần phải khơi thông được các khoản nợ xấu trên tinh thần phải bán đi các tài sản đảm bảo, xử lý việc phá sản doanh nghiệp… để thúc đẩy dòng tiền từ con nợ.
Nếu không thì phải khuyến khích một dòng tiền thứ cấp khác chảy vào thị trường mua bán nợ. Ý tôi muốn nói là nguồn tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam nhưng do nhiều rào cản pháp lý khiến dòng tiền này không chảy vào được mà cuối cùng chúng ta cứ loay hoay mãi với dòng tiền từ khu vực trong nước.
Trong khi tình trạng ngân sách không có tiền, tư nhân trong nước người có tiền thật cũng không dám tham gia vì quá rủi ro chỉ, có kẻ không có tiền phải đi vay mượn mới có động cơ tham gia vì nếu được thì “ăn cả” mà nếu không thì cũng không mất gì.
Với cơ chế xử lý nợ hiện nay chẳng khác nào chúng ta đang lôi kéo những kẻ thích đánh cược tham gia thay vì khuyến khích người có tiền thực sự. Rủi ro tất nhiên là một đặc tính cố hữu của bất kỳ một giao dịch nào nói chung hay một giao dịch mua bán nợ nói riêng.
Trong một thị trường hiệu quả sẽ có cơ chế để người nào có thể chấp nhận rủi ro tốt hơn sẽ đón nhận rủi ro và người nào không thể chấp nhận rủi ro thì cũng có thể từ bỏ nó. Vấn đề ở đây không phải là rủi ro sẽ được bù đắp mà là rủi ro chỉ nên được bù đắp cho người có thể chấp nhận rủi ro chứ không phải cho kẻ dám “đánh cược” với rủi ro. Cơ chế xử lý nợ xấu nói riêng, mô hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung của chúng ta đang làm điều hoàn toàn ngược lại.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZiqxNmO03H652IeS12bXgHS6MRd_gv4tg_I4gGwkBz5bD_dbLtkWfdJk_1CWut-2Qyvx-PSbEfiUmtl-O36bw-RKffl7R_80mYZi-80VDbWZbRTeyo4aS_WRj3U7-e8m1sYQ5_qiqYYE/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgtn67VUl9S9MZUSn5cEx5wpj4ylpRNx-SpC3WL4u4aC5qTUrw08tepwqlmVarSctHdJl2WA6aqGGwWasmJdemFa-oQgIoxySn74uXN3BLXFlEQzvvzUk1U0SmchFFR1g5pti7rH9RC5wU/
Hàng loạt ngân hàng lớn giảm lãi suất vì dư thừa vốn. Bế tắc trong việc tìm kiếm người vay tiền, các ngân hàng đành sống nhờ trái phiếu.
Thừa tiền
Từ ngày 25/8, nhiều ngân hàng lớn đồng loạt hạ lãi suất huy động trên thị trường. Theo đó, lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt ngân hàng lớn, đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm.
Đi tiên phong trong đợt giảm lãi suất lần này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Theo đó, biểu lãi suất huy động mới giảm thêm 0,2%/năm ở một số kỳ hạn.
Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng được điều chỉnh xuống còn 4,8%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 5%; kỳ hạn 3 tháng là 5,5%; các kỳ hạn 6-9 tháng chỉ là 5,7%/năm; mức cao nhất 6,8%/năm áp cho các kỳ hạn từ 24 - 60 tháng.
Các ngân hàng trông chờ nhiều vào thu nhập từ đầu tư trái phiếu khi khó cho vay. Ảnh: Vnxpress
Các ngân hàng trông chờ nhiều vào thu nhập từ đầu tư trái phiếu khi khó cho vay. Ảnh: Vnxpress
Các chuyên gia nhận định, việc các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động là do hiện nhiều ngân hàng đang rơi vào tình trạng huy động vốn nhiều hơn cho vay nên dẫn đến tình trạng dư thừa vốn trong hệ thống.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, các ngân hàng huy động vốn tăng 6,98% so với cuối năm 2013, trong đó huy động bằng VND tăng 7,92%, huy động bằng ngoại tệ tăng 1,31%.
Một số ngân hàng thậm chí tăng trưởng huy động vốn vượt rất cao so với mặt bằng chung, chẳng hạn tại Vietcombank đạt mức 378.780 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp đôi so mức tăng bình quân của toàn ngành. Tại ACB, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng huy động vốn đạt 6,6%, cao gấp đôi tín dụng. Ở BIDV, huy động vốn tăng 14% trong 6 tháng đầu năm, trong khi tín dụng chỉ tăng trưởng vài phầm trăm.
Sống nhờ trái phiếu
Tăng trưởng tín dụng thấp, bế tắc đầu ra khiến các ngân hàng phải tìm đến kênh đầu tư trái phiếu. Trong những tháng vừa qua, việc phát hành trái phiếu chính phủ khá thuận lợi.
Tổng số vốn huy động được trong sáu tháng lên đến khoảng 196.500 tỉ đồng, bằng 60,6% kế hoạch huy động cả năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhàn rỗi của các ngân hàng cũng được sử dụng để mua hàng chục ngàn tỉ đồng tín phiếu NHNN.
Thuyết minh báo cáo tài chính của VietinBank cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2014, ngân hàng này đầu tư thêm gần 30.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, tăng gần 40% so với đầu năm. Còn lượng trái phiếu chính phủ mà Vietcombank sở hữu cũng tăng hơn 20.000 tỉ đồng; BIDV, MB và ACB tăng thêm hơn 10.000 tỉ đồng.
Theo Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới chỉ rõ: "Cho nhà nước vay thông qua hình thức phát hành trái phiếu tức là hệ thống ngân hàng đang được nuôi dưỡng bởi chính tiền ngân sách. Tiền không mất, lãi ngân hàng vẫn hưởng như vậy thì tội gì không làm".
Ông Sơn cảnh báo: Nếu cứ tiếp tục bơm tiền như vậy thì có thể sẽ phải gánh cái hậu quả nợ xấu tăng nhanh trong tương lai và đương nhiên nền kinh tế sẽ chẳng đi đến đâu, còn hậu quả thì ai cũng thấy. Nó sẽ gây ra ách tắc cho toàn bộ nền kinh tế và người dân chính là người gánh nợ cho sai lầm của toàn hệ thống.
Thống kê từ báo cáo tài chính của chín ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, tổng nợ xấu của các ngân hàng đến ngày 30/6 lên đến gần 45.000 tỉ đồng, tăng 37% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng này lên đến 2,8%, cao hơn khá nhiều so với mức 2,14% vào thời điểm đầu năm.
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjQmB9TKGAk4vIYwu51FnVoHXxq2nT9659-wO5wp6AvA1_mfZ-6HKemGASJsjHNYsXmhjqL-WQdJHb4CcLimwCl2sisdxKvXDrnLzIylWzOHEVne3l7OHadfAnToqqdKffpOBthi4OVsM/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqmPWv3fIcs_2P8-uLH3iQOZd1e7XIPWg8LD3aG69bc9bpKdMO6u6CWpVZBcj5cAfK37PkstqgtOU6XGuH0YhWRUzA49pe7c35bFMbTcQRVDi2GczWxFmHSSCV09LqeDekpJBROZ_zuA4/
Tài chính
3:54 PM|
Hàng loạt ngân hàng lớn giảm lãi suất vì dư thừa vốn. Bế tắc trong việc tìm kiếm người vay tiền, các ngân hàng đành sống nhờ trái phiếu.
Thừa tiền
Từ ngày 25/8, nhiều ngân hàng lớn đồng loạt hạ lãi suất huy động trên thị trường. Theo đó, lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt ngân hàng lớn, đã giảm thêm từ 0,1 - 0,5%/năm.
Đi tiên phong trong đợt giảm lãi suất lần này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Theo đó, biểu lãi suất huy động mới giảm thêm 0,2%/năm ở một số kỳ hạn.
Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng được điều chỉnh xuống còn 4,8%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 5%; kỳ hạn 3 tháng là 5,5%; các kỳ hạn 6-9 tháng chỉ là 5,7%/năm; mức cao nhất 6,8%/năm áp cho các kỳ hạn từ 24 - 60 tháng.
Các ngân hàng trông chờ nhiều vào thu nhập từ đầu tư trái phiếu khi khó cho vay. Ảnh: Vnxpress
Các ngân hàng trông chờ nhiều vào thu nhập từ đầu tư trái phiếu khi khó cho vay. Ảnh: Vnxpress
Các chuyên gia nhận định, việc các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động là do hiện nhiều ngân hàng đang rơi vào tình trạng huy động vốn nhiều hơn cho vay nên dẫn đến tình trạng dư thừa vốn trong hệ thống.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, các ngân hàng huy động vốn tăng 6,98% so với cuối năm 2013, trong đó huy động bằng VND tăng 7,92%, huy động bằng ngoại tệ tăng 1,31%.
Một số ngân hàng thậm chí tăng trưởng huy động vốn vượt rất cao so với mặt bằng chung, chẳng hạn tại Vietcombank đạt mức 378.780 tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp đôi so mức tăng bình quân của toàn ngành. Tại ACB, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng huy động vốn đạt 6,6%, cao gấp đôi tín dụng. Ở BIDV, huy động vốn tăng 14% trong 6 tháng đầu năm, trong khi tín dụng chỉ tăng trưởng vài phầm trăm.
Sống nhờ trái phiếu
Tăng trưởng tín dụng thấp, bế tắc đầu ra khiến các ngân hàng phải tìm đến kênh đầu tư trái phiếu. Trong những tháng vừa qua, việc phát hành trái phiếu chính phủ khá thuận lợi.
Tổng số vốn huy động được trong sáu tháng lên đến khoảng 196.500 tỉ đồng, bằng 60,6% kế hoạch huy động cả năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhàn rỗi của các ngân hàng cũng được sử dụng để mua hàng chục ngàn tỉ đồng tín phiếu NHNN.
Thuyết minh báo cáo tài chính của VietinBank cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2014, ngân hàng này đầu tư thêm gần 30.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, tăng gần 40% so với đầu năm. Còn lượng trái phiếu chính phủ mà Vietcombank sở hữu cũng tăng hơn 20.000 tỉ đồng; BIDV, MB và ACB tăng thêm hơn 10.000 tỉ đồng.
Theo Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới chỉ rõ: "Cho nhà nước vay thông qua hình thức phát hành trái phiếu tức là hệ thống ngân hàng đang được nuôi dưỡng bởi chính tiền ngân sách. Tiền không mất, lãi ngân hàng vẫn hưởng như vậy thì tội gì không làm".
Ông Sơn cảnh báo: Nếu cứ tiếp tục bơm tiền như vậy thì có thể sẽ phải gánh cái hậu quả nợ xấu tăng nhanh trong tương lai và đương nhiên nền kinh tế sẽ chẳng đi đến đâu, còn hậu quả thì ai cũng thấy. Nó sẽ gây ra ách tắc cho toàn bộ nền kinh tế và người dân chính là người gánh nợ cho sai lầm của toàn hệ thống.
Thống kê từ báo cáo tài chính của chín ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, tổng nợ xấu của các ngân hàng đến ngày 30/6 lên đến gần 45.000 tỉ đồng, tăng 37% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng này lên đến 2,8%, cao hơn khá nhiều so với mức 2,14% vào thời điểm đầu năm.
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjQmB9TKGAk4vIYwu51FnVoHXxq2nT9659-wO5wp6AvA1_mfZ-6HKemGASJsjHNYsXmhjqL-WQdJHb4CcLimwCl2sisdxKvXDrnLzIylWzOHEVne3l7OHadfAnToqqdKffpOBthi4OVsM/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqmPWv3fIcs_2P8-uLH3iQOZd1e7XIPWg8LD3aG69bc9bpKdMO6u6CWpVZBcj5cAfK37PkstqgtOU6XGuH0YhWRUzA49pe7c35bFMbTcQRVDi2GczWxFmHSSCV09LqeDekpJBROZ_zuA4/
Chính phủ đang cân nhắc việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với mục đích đảo nợ.
Chiều 28/8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên xác nhận, Chính phủ đang thảo luận, cân nhắc việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với mục đích đảo nợ.
Theo kế hoạch quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013 - 2015 đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam cần vay nước ngoài 33.000 tỷ đồng trong năm 2014 và 40.000 tỷ đồng trong năm 2015 để bù đắp bội chi ngân sách.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Trong hai ngày 27 và 28/8, Chính phủ đã tiến hành họp thường kỳ trong đó có thảo luận về phương án phát hành Trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Nói về việc này, Bộ trưởng Nên cho biết: “ Đây sẽ là một khoản vay dưới dạng vay đảo nợ”.
Ông giải thích thêm, "Chính phủ có khoản vay xấp xỉ một tỉ đô la Mỹ với lãi suất cao. Nay có cơ hội vay khoản khác với lãi suất thấp nên Chính phủ cân nhắc vay. Tinh thần vay nợ mới là không làm thay đổi số nợ nhưng lãi suất giảm sẽ làm giảm áp lực trả nợ cbho Chính phủ". Tuy nhiên con số cụ thể về việc phát hành trái phiếu này chưa được công bố.
Nếu đợt phát hành này diễn ra, đây sẽ là lần thứ ba Chính phủ Việt Nam huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế. Trong 9 năm Việt Nam đã có hai đợt huy động vốn quốc tế năm 2005 (750 triệu USD) và 2010 (1 tỷ USD).
Trước đây, năm 2005 Chính phủ đã có đợt phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York, để vay 750 triệu đô la Mỹ với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm.
Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành 1 tỉ đô la trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm. Số tiền này được Chính phủ cho các DNNN lớn là tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại.
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2KwsfJNXvNE_LuWlLCH-jPE5GC_2j4L3CHOPMNFMg06Wq9ZE1DCDeaGcAXhIwGPpSRJAea2YLoU9YXJLtSOdJR78ZwRIuA6MRL_CAGpPfmR3EJSqEce0PSbkagSjfgJARDW1_dlOwJrw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOLxEswl9JV5jJiYWBKkuY2dIWxjZ_sxcaDYGdcaUejP2AHRIPV6HEdkeuKfEBwci28CDXvYm5RSoEvRz5s_OYpqkNJeliQ46OpTq0nrDknZ_sxmp6xckpRlIlQe1JP5hgOwvi1T_P0FA/
Tài chính
3:53 PM|
Chính phủ đang cân nhắc việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với mục đích đảo nợ.
Chiều 28/8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên xác nhận, Chính phủ đang thảo luận, cân nhắc việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với mục đích đảo nợ.
Theo kế hoạch quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013 - 2015 đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam cần vay nước ngoài 33.000 tỷ đồng trong năm 2014 và 40.000 tỷ đồng trong năm 2015 để bù đắp bội chi ngân sách.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Trong hai ngày 27 và 28/8, Chính phủ đã tiến hành họp thường kỳ trong đó có thảo luận về phương án phát hành Trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Nói về việc này, Bộ trưởng Nên cho biết: “ Đây sẽ là một khoản vay dưới dạng vay đảo nợ”.
Ông giải thích thêm, "Chính phủ có khoản vay xấp xỉ một tỉ đô la Mỹ với lãi suất cao. Nay có cơ hội vay khoản khác với lãi suất thấp nên Chính phủ cân nhắc vay. Tinh thần vay nợ mới là không làm thay đổi số nợ nhưng lãi suất giảm sẽ làm giảm áp lực trả nợ cbho Chính phủ". Tuy nhiên con số cụ thể về việc phát hành trái phiếu này chưa được công bố.
Nếu đợt phát hành này diễn ra, đây sẽ là lần thứ ba Chính phủ Việt Nam huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế. Trong 9 năm Việt Nam đã có hai đợt huy động vốn quốc tế năm 2005 (750 triệu USD) và 2010 (1 tỷ USD).
Trước đây, năm 2005 Chính phủ đã có đợt phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York, để vay 750 triệu đô la Mỹ với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm.
Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành 1 tỉ đô la trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm. Số tiền này được Chính phủ cho các DNNN lớn là tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại.
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2KwsfJNXvNE_LuWlLCH-jPE5GC_2j4L3CHOPMNFMg06Wq9ZE1DCDeaGcAXhIwGPpSRJAea2YLoU9YXJLtSOdJR78ZwRIuA6MRL_CAGpPfmR3EJSqEce0PSbkagSjfgJARDW1_dlOwJrw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOLxEswl9JV5jJiYWBKkuY2dIWxjZ_sxcaDYGdcaUejP2AHRIPV6HEdkeuKfEBwci28CDXvYm5RSoEvRz5s_OYpqkNJeliQ46OpTq0nrDknZ_sxmp6xckpRlIlQe1JP5hgOwvi1T_P0FA/
Ngân hàng lớn thứ hai Malaysia là CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam.
Thông tin được xác nhận bởi hãng Reuters vào cuối tháng 7 vừa qua. Theo đó, ngân hàng lớn thứ hai Malaysia là CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam.
CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam
CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam
Ngân hàng có tài sản lớn thứ 5 ASEAN này cũng dự định sẽ mở rộng ra nhiều nước khác trong khu vực songViệt Nam vẫn được xếp vào diện ưu tiên.
Thông tin hãng này cũng xác nhận các nhà đầu tư Malaysia tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thị trường NH Việt Nam.Trước đó từng có ngân hàng Maybank và Hong Leong đã hoạt động ở Việt Nam.
Hồi tháng 7 vừa qua, Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia cũng đã đạt được thỏa thuận mua lại phần góp vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV trong liên doanh VID Public (VPB) để xin thành lập ngân hàng 100% sở hữu nước ngoài.
Không riêng gì nhà đầu tư Malaysia, các đại gia tài chính của Nhật Bản cũng muốn hướng dòng vốn của mình vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Mới đây Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã công bố giao dịch bán 20% cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài thứ 2 là Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ (BTMU), ngân hàng bán lẻ và thương mại chính của Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. (MUFG).
Đây được xem là giao dịch lớn nhất từ trước đến nay trong ngành tài chính Việt Nam, với tổng giá trị 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu USD.
BTMU là ngân hàng lớn nhất ở Nhật Bản và là ngân hàng chính của MUFG. Đây là một trong những tập đoàn tài chính đa dạng nhất và lớn nhất trên thế giới với tổng tài sản đạt 218.900 tỷ yên Nhật.
MUFG có mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài lớn nhất trong số các ngân hàng của Nhật Bản, dẫn đầu thị phần bán lẻ tại Nhật với hơn 40 triệu tài khoản khách hàng cá nhân.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgq0qKHy6trI4SzzrX2nDVhJWSZVbHPsLQ4GaIIkdByh96Q563C-jZR726Z1A-rhf2LumpTrwRlCjZFGKVE8rRS3iPfcmNJeJhDDGhUoaQIonQQVkStOS-XeU-ay3XFwcL5jUg-liLazZ4/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh8j4VtPVKmZJccbzdbaL3jsZsDpBzv8Ys49xcPdvb58_GL-LY_K19IKrUSO34QCBHR-Q7gWo-ke6yRMKX8hFHgckCqR5tvjkHKD6yq7CTvAAv-0gQM2GP8SRX0OPmNYV6jouTabtZE73s/
Tài chính
3:53 PM|
Ngân hàng lớn thứ hai Malaysia là CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam.
Thông tin được xác nhận bởi hãng Reuters vào cuối tháng 7 vừa qua. Theo đó, ngân hàng lớn thứ hai Malaysia là CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam.
CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam
CIMB Group Holdings BHD đã có kế hoạch xin giấy phép vào Việt Nam
Ngân hàng có tài sản lớn thứ 5 ASEAN này cũng dự định sẽ mở rộng ra nhiều nước khác trong khu vực songViệt Nam vẫn được xếp vào diện ưu tiên.
Thông tin hãng này cũng xác nhận các nhà đầu tư Malaysia tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thị trường NH Việt Nam.Trước đó từng có ngân hàng Maybank và Hong Leong đã hoạt động ở Việt Nam.
Hồi tháng 7 vừa qua, Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia cũng đã đạt được thỏa thuận mua lại phần góp vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV trong liên doanh VID Public (VPB) để xin thành lập ngân hàng 100% sở hữu nước ngoài.
Không riêng gì nhà đầu tư Malaysia, các đại gia tài chính của Nhật Bản cũng muốn hướng dòng vốn của mình vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Mới đây Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã công bố giao dịch bán 20% cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài thứ 2 là Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ (BTMU), ngân hàng bán lẻ và thương mại chính của Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. (MUFG).
Đây được xem là giao dịch lớn nhất từ trước đến nay trong ngành tài chính Việt Nam, với tổng giá trị 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu USD.
BTMU là ngân hàng lớn nhất ở Nhật Bản và là ngân hàng chính của MUFG. Đây là một trong những tập đoàn tài chính đa dạng nhất và lớn nhất trên thế giới với tổng tài sản đạt 218.900 tỷ yên Nhật.
MUFG có mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài lớn nhất trong số các ngân hàng của Nhật Bản, dẫn đầu thị phần bán lẻ tại Nhật với hơn 40 triệu tài khoản khách hàng cá nhân.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgq0qKHy6trI4SzzrX2nDVhJWSZVbHPsLQ4GaIIkdByh96Q563C-jZR726Z1A-rhf2LumpTrwRlCjZFGKVE8rRS3iPfcmNJeJhDDGhUoaQIonQQVkStOS-XeU-ay3XFwcL5jUg-liLazZ4/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh8j4VtPVKmZJccbzdbaL3jsZsDpBzv8Ys49xcPdvb58_GL-LY_K19IKrUSO34QCBHR-Q7gWo-ke6yRMKX8hFHgckCqR5tvjkHKD6yq7CTvAAv-0gQM2GP8SRX0OPmNYV6jouTabtZE73s/
Để đáp trả lại Nhật Bản, Trung Quốc đã mạnh tay phạt nhiều công ty sản xuất phụ tùng xe hơi của Nhật vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Ngày 20/8, chính quyền Trung Quốc tuyên bố phạt 10 công ty sản xuất phụ tùng xe hơi Nhật hơn 200 triệu USD vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Theo Đài truyền hình CCTV, đây là mức phạt nặng nề nhất đối với hành vi vi phạm luật chống độc quyền từ trước đến nay tại Trung Quốc. Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) cho biết 10 công ty này đã bắt tay nhau để thao túng giá trong hơn 10 năm qua.
Tổng cộng các công ty Nhật phải nộp phạt 1,24 tỉ NDT, tương đương 201 triệu USD.
“Các công ty vi phạm đã thao túng giá phụ tùng và xe hơi, ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty lắp ráp và người tiêu dùng” - NDRC nhấn mạnh.
Xe Audi chạy trên đường phố Bắc Kinh. Trung Quốc phạt cả Audi và các công ty Nhật vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Xe Audi chạy trên đường phố Bắc Kinh. Trung Quốc phạt cả Audi và các công ty Nhật vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Sumitomo Electric là công ty bị phạt nặng nhất, tới 47,2 triệu USD. Các công ty khác bị phạt là Denso, Aisan, Mitsubishi Electric, Mitsuba, Yazaki, Furukawa Electric… NDRC cho biết các công ty trên đều cam kết điều chỉnh lại chính sách bán hàng và tuân thủ luật Trung Quốc.
Trước đó NDRC đã điều tra hai đại gia xe hơi là Audi và Chrysler. Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin nhà chức trách nước này đang điều tra hơn 1.000 công ty trong ngành xe hơi, cả trong nước và nước ngoài, vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Hành động của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi hàng loạt doanh nghiệp của Nhật ồ ạt rút khỏi Trung Quốc.
Theo số liệu được công bố hồi cuối tháng 5 của Bộ Thương mại Trung Quốc, 4 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp
Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1,6 tỷ USD, giảm tới 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức đầu tư này, Nhật Bản đã tụt xuống dưới cả Singapore và Hàn Quốc trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
Số liệu thống kê của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cũng cho thấy, năm ngoái các công ty Nhật Bản chỉ đầu tư vào Trung Quốc có 9,09 tỷ USD, giảm mạnh tới 33% so với năm 2012. Mức đầu tư này chỉ chiếm 6,8% tổng mức đầu tư ngoài lãnh thổ của các công ty Nhật Bản trong năm 2013.
Ông Ding Yibing - Giáo sư trường kinh tế thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) nói rằng, việc đầu tư giảm sút này trên thực tế đã trở thành một xu hướng trong vòng ba năm qua.
Trong khi đó, ông Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC), cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
"Nhật Bản chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại", ông Li chua chát nói.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiWMw2sIbDo-kXxZtLCGJhLiy6R1VXiLx0CRaqDdy6mbNDkvmWt6_0xC5y1EMX3rtr-jSWQYFof6-3c3rb8Zvo3dNeGulFQTauMH-xn-mZPbLkNtqiAe3-lcwmnwW-2CmLz7HmSbM7Z8I4/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgjnReLj6Yil4fo1627PJh-bfqYr9JcgErB9EgOxnl1N8-KslsEFRD62nmceuU1Ht-QFYa4X1Vz5vwzXktUEKrAG26wss_Dv3v4cyBNPkHeG5U0O14DvgRHKxqTSvx2LplyEOiqg82D2vI/
Tài chính
3:52 PM|
Để đáp trả lại Nhật Bản, Trung Quốc đã mạnh tay phạt nhiều công ty sản xuất phụ tùng xe hơi của Nhật vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Ngày 20/8, chính quyền Trung Quốc tuyên bố phạt 10 công ty sản xuất phụ tùng xe hơi Nhật hơn 200 triệu USD vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Theo Đài truyền hình CCTV, đây là mức phạt nặng nề nhất đối với hành vi vi phạm luật chống độc quyền từ trước đến nay tại Trung Quốc. Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) cho biết 10 công ty này đã bắt tay nhau để thao túng giá trong hơn 10 năm qua.
Tổng cộng các công ty Nhật phải nộp phạt 1,24 tỉ NDT, tương đương 201 triệu USD.
“Các công ty vi phạm đã thao túng giá phụ tùng và xe hơi, ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty lắp ráp và người tiêu dùng” - NDRC nhấn mạnh.
Xe Audi chạy trên đường phố Bắc Kinh. Trung Quốc phạt cả Audi và các công ty Nhật vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Xe Audi chạy trên đường phố Bắc Kinh. Trung Quốc phạt cả Audi và các công ty Nhật vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Sumitomo Electric là công ty bị phạt nặng nhất, tới 47,2 triệu USD. Các công ty khác bị phạt là Denso, Aisan, Mitsubishi Electric, Mitsuba, Yazaki, Furukawa Electric… NDRC cho biết các công ty trên đều cam kết điều chỉnh lại chính sách bán hàng và tuân thủ luật Trung Quốc.
Trước đó NDRC đã điều tra hai đại gia xe hơi là Audi và Chrysler. Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin nhà chức trách nước này đang điều tra hơn 1.000 công ty trong ngành xe hơi, cả trong nước và nước ngoài, vì tội vi phạm luật chống độc quyền.
Hành động của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi hàng loạt doanh nghiệp của Nhật ồ ạt rút khỏi Trung Quốc.
Theo số liệu được công bố hồi cuối tháng 5 của Bộ Thương mại Trung Quốc, 4 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp
Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1,6 tỷ USD, giảm tới 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức đầu tư này, Nhật Bản đã tụt xuống dưới cả Singapore và Hàn Quốc trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
Số liệu thống kê của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cũng cho thấy, năm ngoái các công ty Nhật Bản chỉ đầu tư vào Trung Quốc có 9,09 tỷ USD, giảm mạnh tới 33% so với năm 2012. Mức đầu tư này chỉ chiếm 6,8% tổng mức đầu tư ngoài lãnh thổ của các công ty Nhật Bản trong năm 2013.
Ông Ding Yibing - Giáo sư trường kinh tế thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) nói rằng, việc đầu tư giảm sút này trên thực tế đã trở thành một xu hướng trong vòng ba năm qua.
Trong khi đó, ông Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC), cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
"Nhật Bản chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại", ông Li chua chát nói.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiWMw2sIbDo-kXxZtLCGJhLiy6R1VXiLx0CRaqDdy6mbNDkvmWt6_0xC5y1EMX3rtr-jSWQYFof6-3c3rb8Zvo3dNeGulFQTauMH-xn-mZPbLkNtqiAe3-lcwmnwW-2CmLz7HmSbM7Z8I4/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgjnReLj6Yil4fo1627PJh-bfqYr9JcgErB9EgOxnl1N8-KslsEFRD62nmceuU1Ht-QFYa4X1Vz5vwzXktUEKrAG26wss_Dv3v4cyBNPkHeG5U0O14DvgRHKxqTSvx2LplyEOiqg82D2vI/
6 tháng đầu năm, nợ xấu của các ngân hàng đồng loạt tăng, cùng với chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn.
Nợ xấu tăng mạnh
Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)… đều nằm trong nhóm ngân hàng có mức nợ xấu quá 3%”; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã ngấp nghé khi ở mức 2,94%.
Nợ xấu của Vietinbank  tại thời điểm 30/6 là 9.575 tỉ đồng, tăng tới hơn 2,4 lần so với cuối năm 2013 trong khi suốt thời gian dài trước 2014, nợ xấu của Vietinbank luôn được công khai chỉ là 1% và lãnh đạo ngân hàng đã tỏ ra tự tin về chất lượng tài sản của ngân hàng.
Tình hình chung, nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có những bước tăng mạnh và có những thành viên đã vượt 5%, thậm chí từ 7-8%... Theo đó, mức bình quân hệ thống đến tháng 6/2014 (hiện chưa công bố) có thể cũng đã tăng mạnh sau khi giảm dưới 4% cuối 2013.
Trước đó, tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Ngân hàng nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng thừa nhận, tình hình xử lý nợ xấu có vẻ như chậm lại trong thời gian qua.
Thống đốc cũng thông tin, Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) đã mua được trên dưới 50.000 tỷ đồng nợ xấu và kế hoạch năm nay sẽ mua khoảng 70.000 – 100.000 tỷ đồng.
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước  có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả
Mặc dù trước đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong phần trả lời gửi tới cử tri quan tâm đến vấn đề xử lý nợ xấu trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 12 đã đưa ra những thông tin cho thấy sự khả quan trong việc áp dụng nhóm giải pháp xử lý nợ xấu thời gian qua.
Cụ thể, VAMC đã mua được tổng số nợ xấu của các ngân hàng với số dư nợ gốc 39.307 tỷ đồng và giá mua là 32.739 tỷ đồng, chiếm khoảng 40-50% nợ xấu của các TCTD.
"Về phía ngành Ngân hàng, NHNN và các TCTD đã, đang cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu qua VAMC, tăng cường chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, hoàn thiện cơ chế, chính sách…", Thống đốc trả lời cử tri.
Thế nhưng chỉ sau khi bế mạc Quốc hội 1 tuần, con số công bố về nợ xấu chính thức được NHNN đưa ra cho thấy sự đáng ngại nghiêm trọng về nợ xấu.
Theo đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng liên tiếp tăng và chính thức vượt mốc 4%.
Cụ thể, sau khi giảm rất mạnh từ 4,55% tháng 11/2013 xuống chỉ còn 3,61% tháng 12/2013 (tháng chốt sổ cuối năm và cao điểm bán lại nợ xấu cho VAMC), nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã liên tiếp tăng qua các tháng đầu năm 2014.
Tháng 1/2014, nợ xấu tăng trở lại và lên mức 3,74%, tháng 2 lên 3,86%, tháng 3 lên 3,93% và số liệu cập nhật mới nhất và gần nhất đến tháng 4/2014 đã chính thức vượt mốc 4% với 4,03%.
Nợ tập đoàn nhà nước chiếm 50% GDP
Trên thực tế, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra vào cuối năm 2013 đã cho rằng, yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước đã gây tác động tiêu cực lên bức tranh nợ xấu - vốn đã rất ảm đạm do suy giảm kinh tế.
Trích dẫn số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, báo cáo cho biết, đến cuối 2012, nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước (chưa tính Vinashin) chiếm 11,8% tổng nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và 5% dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Với số liệu trên, nhóm chuyên gia ước tính nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước khoảng 24.950 tỷ đồng. Con số này chưa bao gồm nợ xấu của Vinashin tại các tổ chức tín dụng trong nước (ước tính khoảng 19.800 tỷ đồng năm 2010) và nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước (ước chiếm khoảng 10% tổng dư nợ năm 2012).
"Theo tính toán này thì nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước năm 2012, bao gồm các khoản của Vinashin sẽ vào khoảng 44.750 tỷ đồng. Nếu như phần khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn lại (không kể Vinashin) chiếm 15% số nợ đã được cơ cấu lại (ước khoảng 28.300 tỷ đồng) thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước sẽ khoảng hơn 73.000 tỷ đồng", các chuyên gia tính toán.
Các khoản nợ xấu nêu trên cũng được đánh giá là rất khó giải quyết. "Doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để có tiền trả nợ ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước rất khó có thể bán theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm.
Vì vậy, các khoản nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...", báo cáo chỉ ra.
Cũng trong năm 2012, theo báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội, 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là gần 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, tương đương 50% GDP.
Trong đó, nợ ngân hàng của riêng những "ông lớn" này chiếm 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Cụ thể, khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 402.955 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011, tương ứng 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế.
Có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí PVN 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực EVN 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ…
Các tập đoàn, tổng công ty cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài  hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrlpoKPwDih01yueNrfDr55pd5pgUnIll4EGzup_WNEsgiBtwp-4bzsLuKeAttpDzaRjvCMXCIEQVSn-z6mhYOuXOx8apY_DpONeffEqDvHQT-7r3gemOrkuF8-x61mvGkeuABdGxw-JU/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgpjuRzhrxWTJD_8FyR0fHQV3aeINxRglecq_g7-hiyq9R0eIkYRcdzibs6-88mBHPYEGAxvpfxW0ltP3RTs2VuPQxD8AplSiRJrsccUbykRe4XrLtTOHTFzaZSoVTy96UlnVmvr8r-nL4/
Tài chính
3:52 PM|
6 tháng đầu năm, nợ xấu của các ngân hàng đồng loạt tăng, cùng với chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn.
Nợ xấu tăng mạnh
Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)… đều nằm trong nhóm ngân hàng có mức nợ xấu quá 3%”; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã ngấp nghé khi ở mức 2,94%.
Nợ xấu của Vietinbank  tại thời điểm 30/6 là 9.575 tỉ đồng, tăng tới hơn 2,4 lần so với cuối năm 2013 trong khi suốt thời gian dài trước 2014, nợ xấu của Vietinbank luôn được công khai chỉ là 1% và lãnh đạo ngân hàng đã tỏ ra tự tin về chất lượng tài sản của ngân hàng.
Tình hình chung, nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có những bước tăng mạnh và có những thành viên đã vượt 5%, thậm chí từ 7-8%... Theo đó, mức bình quân hệ thống đến tháng 6/2014 (hiện chưa công bố) có thể cũng đã tăng mạnh sau khi giảm dưới 4% cuối 2013.
Trước đó, tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Ngân hàng nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng thừa nhận, tình hình xử lý nợ xấu có vẻ như chậm lại trong thời gian qua.
Thống đốc cũng thông tin, Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) đã mua được trên dưới 50.000 tỷ đồng nợ xấu và kế hoạch năm nay sẽ mua khoảng 70.000 – 100.000 tỷ đồng.
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước  có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả
Mặc dù trước đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong phần trả lời gửi tới cử tri quan tâm đến vấn đề xử lý nợ xấu trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 12 đã đưa ra những thông tin cho thấy sự khả quan trong việc áp dụng nhóm giải pháp xử lý nợ xấu thời gian qua.
Cụ thể, VAMC đã mua được tổng số nợ xấu của các ngân hàng với số dư nợ gốc 39.307 tỷ đồng và giá mua là 32.739 tỷ đồng, chiếm khoảng 40-50% nợ xấu của các TCTD.
"Về phía ngành Ngân hàng, NHNN và các TCTD đã, đang cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu qua VAMC, tăng cường chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, hoàn thiện cơ chế, chính sách…", Thống đốc trả lời cử tri.
Thế nhưng chỉ sau khi bế mạc Quốc hội 1 tuần, con số công bố về nợ xấu chính thức được NHNN đưa ra cho thấy sự đáng ngại nghiêm trọng về nợ xấu.
Theo đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng liên tiếp tăng và chính thức vượt mốc 4%.
Cụ thể, sau khi giảm rất mạnh từ 4,55% tháng 11/2013 xuống chỉ còn 3,61% tháng 12/2013 (tháng chốt sổ cuối năm và cao điểm bán lại nợ xấu cho VAMC), nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã liên tiếp tăng qua các tháng đầu năm 2014.
Tháng 1/2014, nợ xấu tăng trở lại và lên mức 3,74%, tháng 2 lên 3,86%, tháng 3 lên 3,93% và số liệu cập nhật mới nhất và gần nhất đến tháng 4/2014 đã chính thức vượt mốc 4% với 4,03%.
Nợ tập đoàn nhà nước chiếm 50% GDP
Trên thực tế, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra vào cuối năm 2013 đã cho rằng, yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước đã gây tác động tiêu cực lên bức tranh nợ xấu - vốn đã rất ảm đạm do suy giảm kinh tế.
Trích dẫn số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, báo cáo cho biết, đến cuối 2012, nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước (chưa tính Vinashin) chiếm 11,8% tổng nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và 5% dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Với số liệu trên, nhóm chuyên gia ước tính nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước khoảng 24.950 tỷ đồng. Con số này chưa bao gồm nợ xấu của Vinashin tại các tổ chức tín dụng trong nước (ước tính khoảng 19.800 tỷ đồng năm 2010) và nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước (ước chiếm khoảng 10% tổng dư nợ năm 2012).
"Theo tính toán này thì nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước năm 2012, bao gồm các khoản của Vinashin sẽ vào khoảng 44.750 tỷ đồng. Nếu như phần khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn lại (không kể Vinashin) chiếm 15% số nợ đã được cơ cấu lại (ước khoảng 28.300 tỷ đồng) thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước sẽ khoảng hơn 73.000 tỷ đồng", các chuyên gia tính toán.
Các khoản nợ xấu nêu trên cũng được đánh giá là rất khó giải quyết. "Doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để có tiền trả nợ ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước rất khó có thể bán theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm.
Vì vậy, các khoản nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...", báo cáo chỉ ra.
Cũng trong năm 2012, theo báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội, 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là gần 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, tương đương 50% GDP.
Trong đó, nợ ngân hàng của riêng những "ông lớn" này chiếm 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Cụ thể, khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 402.955 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011, tương ứng 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế.
Có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí PVN 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực EVN 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ…
Các tập đoàn, tổng công ty cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài  hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrlpoKPwDih01yueNrfDr55pd5pgUnIll4EGzup_WNEsgiBtwp-4bzsLuKeAttpDzaRjvCMXCIEQVSn-z6mhYOuXOx8apY_DpONeffEqDvHQT-7r3gemOrkuF8-x61mvGkeuABdGxw-JU/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgpjuRzhrxWTJD_8FyR0fHQV3aeINxRglecq_g7-hiyq9R0eIkYRcdzibs6-88mBHPYEGAxvpfxW0ltP3RTs2VuPQxD8AplSiRJrsccUbykRe4XrLtTOHTFzaZSoVTy96UlnVmvr8r-nL4/
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đại lục trong tháng 7/2014 đã sụt giảm 16,95% xuống còn 7,81 tỷ USD.
Thông tin được Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) xác nhận trên TTXVN. Theo đó trong 7 tháng đầu năm 2014, nguồn FDI trừ phần đầu tư cho lĩnh vực tài chính chỉ là 71,14 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nguồn tin trong nước, chính sự nghi ngại việc chính phủ Trung Quốc phát động chiến dịch chống độc quyền, định giá và điều tra các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực từ sản xuất ôtô, dược phẩm tới sữa dành cho trẻ em khiến nguồn vốn FDI vào nước này sụt giảm.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn MOC Thẩm Đan Dương khẳng định: không có bất kỳ mối liên quan nào giữa việc điều tra và sự sụt giảm FDI.
Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc phát động chiến dịch điều tra là hoàn toàn bình thường vì Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực tái cân bằng cấu trúc kinh tế.
Giới chuyên môn vẫn cho rằng đang có những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc
Giới chuyên môn vẫn cho rằng đang có những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc
Mặc dù vậy giới chuyên môn vẫn cho rằng đây là một trong những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc bởi không chỉ nguồn vốn ngoại rút khỏi thị trường này mà kể cả nguồn vốn nội cũng đang tìm đường hướng ngoại.
Bởi trước đó đã có làn sóng những người siêu giàu đang di cư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Hãng tin CNBC từng dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu WealthInsight cho rằng, người giàu Trung Quốc hiện đang cất giữ số tài sản trị giá 658 tỷ USD ở nước ngoài.
Một hãng tư vấn khác là Boston Consulting Group thì cho rằng, con số này vào khoảng 450 tỷ USD, nhưng dự báo, số tài sản mà nhà giàu Trung Quốc “giấu” ở các quốc gia khác sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3 năm tới.
Trong khi đó, một nghiên cứu từ hãng tư vấn Bain Consulting phát hiện ra rằng, một nửa số người siêu giàu của Trung Quốc - những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên - hiện có các khoản đầu tư ở nước ngoài.
Trong khi bất động sản trong nước đóng băng thì số liệu của Hiệp hội Quốc gia các nhà môi giới bất động sản Mỹ (NAR), trong vòng 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2014, người giàu Trung Quốc đã mua hơn 8 tỷ USD nhà đất ở Mỹ.
Từ năm 2011 tới nay, tỷ lệ mà các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ trên thị trường nhà ở bán cho người nước ngoài ở Mỹ đã tăng gấp rưỡi.
GS David Shambaugh từng có bài viết phân tích về kinh tế Trung Quốc đã khẳng định một số hoạt động ở đây thực chất không phải là đầu tư nước ngoài – mà nguồn tiền thực sự lưu lại ở nước ngoài tại những địa điểm an toàn. Điều này không chỉ đúng trong trường hợp của chính phủ và các công ty của Trung Quốc, mà còn diễn ra với ngay cả với nguồn tài sản cá nhân.
Sách Xanh thường niên năm 2014 về việc Di cư Quốc tế của Người Trung Quốc, do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa biên soạn, mới đây cho biết kể từ năm 1990, có tổng số là 9,3 triệu người Trung Quốc đã di cư ra nước ngoài, mang theo 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 46 tỷ USD).
"Đây không phải là một diễn biến mới, nhưng đã là một xu hướng đang nổi lên trong thập kỷ qua. Khi tinh hoa kinh tế của một quốc gia ra đi với số lượng lớn như vậy và quá lo lắng trong việc bảo vệ nguồn tiết kiệm cá nhân ở nước ngoài, điều đó rõ ràng cho thấy họ thiếu tin tưởng vào hệ thống chính trị và kinh tế trong nước", GS David Shambaugh viết.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyFC32ffh7gYKJeRfIl4IAI3chVVKXuuYU0sPelxM8KsqM6-y2O-5b8IdLLMwspURXEYPLdq4sXdGEe3hqenybDPXmF-Id88uVQmI1rC0WTYCymVxnsqmooMxt_0WoOyd8X4PrUYZYEYw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidRnzXBdubjyCLf_oSVZJBsl14nbWZJ-q_xIg0vLjMc_rTXod52qJuxaR1bMj7vbd2ckRvFKhPhyphenhyphenHB4L3JoamF0Jl9ZMZSU0XlC0zYDcJb6ZytCyaawv89xU7vnzxfyBGJ2rGsKwVchN8/
Tài chính
3:51 PM|
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đại lục trong tháng 7/2014 đã sụt giảm 16,95% xuống còn 7,81 tỷ USD.
Thông tin được Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) xác nhận trên TTXVN. Theo đó trong 7 tháng đầu năm 2014, nguồn FDI trừ phần đầu tư cho lĩnh vực tài chính chỉ là 71,14 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nguồn tin trong nước, chính sự nghi ngại việc chính phủ Trung Quốc phát động chiến dịch chống độc quyền, định giá và điều tra các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực từ sản xuất ôtô, dược phẩm tới sữa dành cho trẻ em khiến nguồn vốn FDI vào nước này sụt giảm.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn MOC Thẩm Đan Dương khẳng định: không có bất kỳ mối liên quan nào giữa việc điều tra và sự sụt giảm FDI.
Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc phát động chiến dịch điều tra là hoàn toàn bình thường vì Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực tái cân bằng cấu trúc kinh tế.
Giới chuyên môn vẫn cho rằng đang có những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc
Giới chuyên môn vẫn cho rằng đang có những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc
Mặc dù vậy giới chuyên môn vẫn cho rằng đây là một trong những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc bởi không chỉ nguồn vốn ngoại rút khỏi thị trường này mà kể cả nguồn vốn nội cũng đang tìm đường hướng ngoại.
Bởi trước đó đã có làn sóng những người siêu giàu đang di cư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Hãng tin CNBC từng dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu WealthInsight cho rằng, người giàu Trung Quốc hiện đang cất giữ số tài sản trị giá 658 tỷ USD ở nước ngoài.
Một hãng tư vấn khác là Boston Consulting Group thì cho rằng, con số này vào khoảng 450 tỷ USD, nhưng dự báo, số tài sản mà nhà giàu Trung Quốc “giấu” ở các quốc gia khác sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3 năm tới.
Trong khi đó, một nghiên cứu từ hãng tư vấn Bain Consulting phát hiện ra rằng, một nửa số người siêu giàu của Trung Quốc - những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên - hiện có các khoản đầu tư ở nước ngoài.
Trong khi bất động sản trong nước đóng băng thì số liệu của Hiệp hội Quốc gia các nhà môi giới bất động sản Mỹ (NAR), trong vòng 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2014, người giàu Trung Quốc đã mua hơn 8 tỷ USD nhà đất ở Mỹ.
Từ năm 2011 tới nay, tỷ lệ mà các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ trên thị trường nhà ở bán cho người nước ngoài ở Mỹ đã tăng gấp rưỡi.
GS David Shambaugh từng có bài viết phân tích về kinh tế Trung Quốc đã khẳng định một số hoạt động ở đây thực chất không phải là đầu tư nước ngoài – mà nguồn tiền thực sự lưu lại ở nước ngoài tại những địa điểm an toàn. Điều này không chỉ đúng trong trường hợp của chính phủ và các công ty của Trung Quốc, mà còn diễn ra với ngay cả với nguồn tài sản cá nhân.
Sách Xanh thường niên năm 2014 về việc Di cư Quốc tế của Người Trung Quốc, do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa biên soạn, mới đây cho biết kể từ năm 1990, có tổng số là 9,3 triệu người Trung Quốc đã di cư ra nước ngoài, mang theo 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 46 tỷ USD).
"Đây không phải là một diễn biến mới, nhưng đã là một xu hướng đang nổi lên trong thập kỷ qua. Khi tinh hoa kinh tế của một quốc gia ra đi với số lượng lớn như vậy và quá lo lắng trong việc bảo vệ nguồn tiết kiệm cá nhân ở nước ngoài, điều đó rõ ràng cho thấy họ thiếu tin tưởng vào hệ thống chính trị và kinh tế trong nước", GS David Shambaugh viết.

Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyFC32ffh7gYKJeRfIl4IAI3chVVKXuuYU0sPelxM8KsqM6-y2O-5b8IdLLMwspURXEYPLdq4sXdGEe3hqenybDPXmF-Id88uVQmI1rC0WTYCymVxnsqmooMxt_0WoOyd8X4PrUYZYEYw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidRnzXBdubjyCLf_oSVZJBsl14nbWZJ-q_xIg0vLjMc_rTXod52qJuxaR1bMj7vbd2ckRvFKhPhyphenhyphenHB4L3JoamF0Jl9ZMZSU0XlC0zYDcJb6ZytCyaawv89xU7vnzxfyBGJ2rGsKwVchN8/

Bối cảnh hiện nay đặt ra thách thức đáng kể đối với tiềm lực và sức mạnh kinh tế của một số nước vốn giữ vai trò chủ đạo trong triển vọng phát triển kinh tế của toàn châu lục.

Cử tri Indonesia mới đây đã chọn Cựu Thống đốc Jakarta Joko Widodo làm Tổng thống và đưa ông vào hàng ngũ các nhà lãnh đạo mới của châu Á bên cạnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - những người vốn muốn tìm kiếm một định nghĩa mới về quyền lực tại châu Á gắn liền với chủ nghĩa dân tộc. Các quốc gia này cùng với các nhà lãnh đạo mới của họ có thể đưa châu Á đến tầm cao mới, không chỉ đại diện cho hơn 1/3 dân số thế giới mà còn là nhóm những nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Cùng với sự suy yếu của các vòng đàm phán Doha về thương mại và rối loạn tài chính toàn cầu đang diễn ra, thì cần phải có sự liên thủ giữa các nhà lãnh đạo châu Á để chống lại rủi ro tài chính, vấn đề chủ quyền và duy trì một quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ. Thách thức đối với các nhà lãnh đạo mới của châu Á là tìm ra cách thức hợp tác trong khi duy trì  cân đối quyền lực mới của thế kỷ 21 và quản lý tranh chấp chiến lược.
Châu Á đã trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị và phân cực cả ở cấp độ quốc gia lẫn khu vực. Vấn đề này đặt ra thách thức đáng kể đối với tiềm lực và sức mạnh kinh tế của một số nước vốn giữ vai trò chủ đạo trong triển vọng phát triển kinh tế của toàn châu lục. Nhưng khi các nhà lãnh đạo mới này nắm vai trò thuyền trưởng đất nước, tình hình chính trị tại các quốc gia này (và đến châu Á) đang dần ổn định hơn khi họ đã giải quyết vấn đề tăng trưởng và nhu cầu việc làm của người dân.
Sự trỗi dậy của các nhà lãnh đạo theo xu hướng cải cách kinh tế
Bất chấp các tranh chấp lãnh thổ và xung đột, cải cách kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu cho các nhà lãnh đạo châu Á. Điển hình là chính sách "Ba mũi tên" của Thủ tướng Nhật Abe (Abenomics), chiến lược cải thiện chất lượng tăng trưởng của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Likonomics) và học thuyết kinh tế Modinomics của Thủ tướng Ấn Độ Modi. Sắp tới có thể là Jokonomics của tân Tổng thống Indonesia.
Trong đó, một số quốc gia trong khu vực đã lựa chọn chiến lược thoát khỏi quỹ đạo phương Tây và hướng tới các đối tác trong khu vực trước tình trạng bất ổn kinh tế đang diễn ra tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ví dụ rõ nét nhất là sự hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với số dân 1,9 tỷ người và kim ngạch thương mại 4,5 nghìn tỷ USD.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà khối này đã ký hiệp định thương mại tự do gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand dự kiến cũng sẽ được ký kết trước năm 2015 nhằm mục đích liên kết các nền kinh tế khu vực.
Tiềm năng trong khu vực này có thể mang đến cho các nhà lãnh đạo châu Á động lực cần thiết cho cải cách kinh tế và hợp tác. Điều này đang có nhiều điều kiện thuận lợi bởi hoạt động kinh tế của các quốc gia phương Tây liên tục suy yếu. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới gần đây đã thừa nhận rằng, Trung Quốc sắp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay. Nhật Bản đang có dấu hiệu nổi lên sau những năm kinh tế suy thoái, Ấn Độ và Indonesia có tiềm năng tăng trưởng.
Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo mới là khôi phục hợp tác thông qua một phương pháp tiếp cận sức mạnh mềm và kinh tế là một công cụ quan trọng. Một châu Á mạnh hơn về chính trị và kinh tế rốt cuộc là vì lợi ích của các nhà lãnh đạo đó. Quan trọng hơn, tầm nhìn tập thể của các nhà lãnh đạo châu Á có thể biến thành một bàn đạp hướng tới một bản sắc châu Á.
Đối kháng hay phối hợp?
Khi một con đường quyền lực mềm cho một cảnh quan hợp tác châu Á có thể xuất hiện thì nhiều khả năng sức mạnh mềm của các cường quốc châu Á đã bước đầu phát triển để chống lại ảnh hưởng của nhau trong phạm vi khu vực. Đặc biệt, tất cả bốn cường quốc châu Á đang bị dính vào tranh chấp lãnh thổ.
Mặt khác, sự phụ thuộc lẫn nhau về ngoại giao và chính trị giữa các nước châu Á là xu hướng ngày một gia tăng bất chấp những căng thẳng và đối đầu trong khu vực, bởi một châu Á mạnh hơn về chính trị và kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo.
Ngoại giao châu Á luôn tinh tế và không chính thức dựa trên nhiều thập kỷ của các biện pháp xây dựng lòng tin và một mạng lưới mối quan hệ cá nhân giữa các nhân viên ngoại giao ở các cấp. Tương tự như vậy, việc thực hiện quyền lực mềm cũng có xu hướng tinh tế hơn và không chính thức.
Quyền lực mềm có thể được điều chỉnh và kết hợp lại thông qua sự hợp tác tích cực, thậm chí nếu điều này được thực hiện vì lợi ích. Thực tế các nước châu Á với sự gia tăng sức mạnh cứng, đặc biệt là Trung Quốc đã tham gia vào các hợp tác quyền lực mềm thông qua cạnh tranh. Bằng cách chứng minh mình là một bên liên quan có trách nhiệm, đặc biệt là ở các nước sân sau của mình, Trung Quốc có thể thiết lập không gian cần thiết cho sự phát triển kinh tế liên tục.
Hơn nữa, hợp tác kinh tế dựa trên sự thịnh vượng chung có thể mang đến hiệu quả lâu dài, thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi hơn và lợi ích thương mại. Những cam kết nhằm tạo lợi ích và sự thịnh vượng cho nhau tạo nên nền tảng của sức mạnh kinh tế mềm. Điều này sẽ chứng minh tính hữu ích trong việc thống nhất các mục tiêu kinh tế và chiến lược của các cường quốc châu Á.
Không chỉ góp phần giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình, quyền lực mềm tập thể còn cho phép các cường quốc châu Á phấn đấu vì một vai trò lớn hơn trong hệ thống quản lý trên toàn cầu, cụ thể là trong các cơ quan chính sách quốc tế và định chế đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế vốn bị chi phối bởi Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.
Cuối cùng, bằng cách thúc đẩy sự hợp tác quyền lực mềm lớn hơn, các quốc gia châu Á trỗi dậy có thể chứng minh mình là một cường quốc toàn cầu không thể bỏ qua. Với sức mạnh của các nền kinh tế châu Á và sự cam kết cải cách kinh tế của các lãnh đạo mới thì việc phối hợp quyền lực mềm ngày càng khả thi. Điều này sẽ cho phép châu Á là ít phụ thuộc vào phương Tây và mang đến sự ổn định trong khu vực.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEif9LH-ymMaaPgTN7Vm0WLCpVBEaV4BPz1QNQWAqL1R6gdOnV9FOXVnOhH8yBhI2V6YzJTIoj0hr7OT75j1BO3mvnJZRxTspyHOqvPWl25LXOlAZq9J6yTmZi99cLPsPiz5i9Sdxopqmczr/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhGJC_eEiXpLADFFgpvNUtt4T_IjGEheSF8QTI2TUTOciKLYlzEbcRIUWQr8FhOqvdGL1ArvIx5oq7ckmO8WwHnuYDkA39kr5CsHCjMMDRnEOXgLuT3BKIIm_ORW31RHj_yL7xE_a9EDNSM/
Tài chính
2:54 PM|

Bối cảnh hiện nay đặt ra thách thức đáng kể đối với tiềm lực và sức mạnh kinh tế của một số nước vốn giữ vai trò chủ đạo trong triển vọng phát triển kinh tế của toàn châu lục.

Cử tri Indonesia mới đây đã chọn Cựu Thống đốc Jakarta Joko Widodo làm Tổng thống và đưa ông vào hàng ngũ các nhà lãnh đạo mới của châu Á bên cạnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - những người vốn muốn tìm kiếm một định nghĩa mới về quyền lực tại châu Á gắn liền với chủ nghĩa dân tộc. Các quốc gia này cùng với các nhà lãnh đạo mới của họ có thể đưa châu Á đến tầm cao mới, không chỉ đại diện cho hơn 1/3 dân số thế giới mà còn là nhóm những nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Cùng với sự suy yếu của các vòng đàm phán Doha về thương mại và rối loạn tài chính toàn cầu đang diễn ra, thì cần phải có sự liên thủ giữa các nhà lãnh đạo châu Á để chống lại rủi ro tài chính, vấn đề chủ quyền và duy trì một quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ. Thách thức đối với các nhà lãnh đạo mới của châu Á là tìm ra cách thức hợp tác trong khi duy trì  cân đối quyền lực mới của thế kỷ 21 và quản lý tranh chấp chiến lược.
Châu Á đã trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị và phân cực cả ở cấp độ quốc gia lẫn khu vực. Vấn đề này đặt ra thách thức đáng kể đối với tiềm lực và sức mạnh kinh tế của một số nước vốn giữ vai trò chủ đạo trong triển vọng phát triển kinh tế của toàn châu lục. Nhưng khi các nhà lãnh đạo mới này nắm vai trò thuyền trưởng đất nước, tình hình chính trị tại các quốc gia này (và đến châu Á) đang dần ổn định hơn khi họ đã giải quyết vấn đề tăng trưởng và nhu cầu việc làm của người dân.
Sự trỗi dậy của các nhà lãnh đạo theo xu hướng cải cách kinh tế
Bất chấp các tranh chấp lãnh thổ và xung đột, cải cách kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu cho các nhà lãnh đạo châu Á. Điển hình là chính sách "Ba mũi tên" của Thủ tướng Nhật Abe (Abenomics), chiến lược cải thiện chất lượng tăng trưởng của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Likonomics) và học thuyết kinh tế Modinomics của Thủ tướng Ấn Độ Modi. Sắp tới có thể là Jokonomics của tân Tổng thống Indonesia.
Trong đó, một số quốc gia trong khu vực đã lựa chọn chiến lược thoát khỏi quỹ đạo phương Tây và hướng tới các đối tác trong khu vực trước tình trạng bất ổn kinh tế đang diễn ra tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ví dụ rõ nét nhất là sự hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với số dân 1,9 tỷ người và kim ngạch thương mại 4,5 nghìn tỷ USD.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà khối này đã ký hiệp định thương mại tự do gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand dự kiến cũng sẽ được ký kết trước năm 2015 nhằm mục đích liên kết các nền kinh tế khu vực.
Tiềm năng trong khu vực này có thể mang đến cho các nhà lãnh đạo châu Á động lực cần thiết cho cải cách kinh tế và hợp tác. Điều này đang có nhiều điều kiện thuận lợi bởi hoạt động kinh tế của các quốc gia phương Tây liên tục suy yếu. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới gần đây đã thừa nhận rằng, Trung Quốc sắp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay. Nhật Bản đang có dấu hiệu nổi lên sau những năm kinh tế suy thoái, Ấn Độ và Indonesia có tiềm năng tăng trưởng.
Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo mới là khôi phục hợp tác thông qua một phương pháp tiếp cận sức mạnh mềm và kinh tế là một công cụ quan trọng. Một châu Á mạnh hơn về chính trị và kinh tế rốt cuộc là vì lợi ích của các nhà lãnh đạo đó. Quan trọng hơn, tầm nhìn tập thể của các nhà lãnh đạo châu Á có thể biến thành một bàn đạp hướng tới một bản sắc châu Á.
Đối kháng hay phối hợp?
Khi một con đường quyền lực mềm cho một cảnh quan hợp tác châu Á có thể xuất hiện thì nhiều khả năng sức mạnh mềm của các cường quốc châu Á đã bước đầu phát triển để chống lại ảnh hưởng của nhau trong phạm vi khu vực. Đặc biệt, tất cả bốn cường quốc châu Á đang bị dính vào tranh chấp lãnh thổ.
Mặt khác, sự phụ thuộc lẫn nhau về ngoại giao và chính trị giữa các nước châu Á là xu hướng ngày một gia tăng bất chấp những căng thẳng và đối đầu trong khu vực, bởi một châu Á mạnh hơn về chính trị và kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo.
Ngoại giao châu Á luôn tinh tế và không chính thức dựa trên nhiều thập kỷ của các biện pháp xây dựng lòng tin và một mạng lưới mối quan hệ cá nhân giữa các nhân viên ngoại giao ở các cấp. Tương tự như vậy, việc thực hiện quyền lực mềm cũng có xu hướng tinh tế hơn và không chính thức.
Quyền lực mềm có thể được điều chỉnh và kết hợp lại thông qua sự hợp tác tích cực, thậm chí nếu điều này được thực hiện vì lợi ích. Thực tế các nước châu Á với sự gia tăng sức mạnh cứng, đặc biệt là Trung Quốc đã tham gia vào các hợp tác quyền lực mềm thông qua cạnh tranh. Bằng cách chứng minh mình là một bên liên quan có trách nhiệm, đặc biệt là ở các nước sân sau của mình, Trung Quốc có thể thiết lập không gian cần thiết cho sự phát triển kinh tế liên tục.
Hơn nữa, hợp tác kinh tế dựa trên sự thịnh vượng chung có thể mang đến hiệu quả lâu dài, thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi hơn và lợi ích thương mại. Những cam kết nhằm tạo lợi ích và sự thịnh vượng cho nhau tạo nên nền tảng của sức mạnh kinh tế mềm. Điều này sẽ chứng minh tính hữu ích trong việc thống nhất các mục tiêu kinh tế và chiến lược của các cường quốc châu Á.
Không chỉ góp phần giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình, quyền lực mềm tập thể còn cho phép các cường quốc châu Á phấn đấu vì một vai trò lớn hơn trong hệ thống quản lý trên toàn cầu, cụ thể là trong các cơ quan chính sách quốc tế và định chế đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế vốn bị chi phối bởi Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.
Cuối cùng, bằng cách thúc đẩy sự hợp tác quyền lực mềm lớn hơn, các quốc gia châu Á trỗi dậy có thể chứng minh mình là một cường quốc toàn cầu không thể bỏ qua. Với sức mạnh của các nền kinh tế châu Á và sự cam kết cải cách kinh tế của các lãnh đạo mới thì việc phối hợp quyền lực mềm ngày càng khả thi. Điều này sẽ cho phép châu Á là ít phụ thuộc vào phương Tây và mang đến sự ổn định trong khu vực.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEif9LH-ymMaaPgTN7Vm0WLCpVBEaV4BPz1QNQWAqL1R6gdOnV9FOXVnOhH8yBhI2V6YzJTIoj0hr7OT75j1BO3mvnJZRxTspyHOqvPWl25LXOlAZq9J6yTmZi99cLPsPiz5i9Sdxopqmczr/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhGJC_eEiXpLADFFgpvNUtt4T_IjGEheSF8QTI2TUTOciKLYlzEbcRIUWQr8FhOqvdGL1ArvIx5oq7ckmO8WwHnuYDkA39kr5CsHCjMMDRnEOXgLuT3BKIIm_ORW31RHj_yL7xE_a9EDNSM/

Microsoft - tập đoàn vừa tiếp quản Nokia sẽ đóng cửa một phần hoạt động của các nhà máy tại Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc).

Ngoài ra, Microsoft cũng tiến hành đóng cửa toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary) toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary).
Thay vào đó, nhà máy tại Bắc Ninh (Việt Nam) sẽ được tập trung phát triển cả về mặt quy mô cũng như mức độ phức tạp của sản phẩm. Dự kiến cuối tháng 10/2014, gần như toàn bộ khâu sản xuất thiết bị ĐTDĐ sẽ được tập trung tại nhà máy ở Bắc Ninh.
Động thái trên của Microsoft đã nối dài danh sách các đại gia công nghệ như Samsung, Intel đổ hàng tỷ USD vào các nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, dù đã có những nhà máy quy mô ở Trung Quốc.
Thực tế trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang tranh thủ đổ vốn vào Việt Nam để hưởng những ưu đãi mà Việt Nam chưa tận dụng hết doanh nghiệp của chính mình.
Ví dụ như Samsung, hãng này được hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam với mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% cho suốt quá trình triển khai dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu miễn thuế và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các chuyên gia nhận định việc các công ty quốc tế, đa phần là các nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động đang tìm cách mở rộng đầu tư ở Việt Nam nhằm tránh rủi ro tại thị trường Trung Quốc sẽ tạo tác động tích cực tới sản xuất của Việt Nam.
Theo nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vừa được Bộ Công thương công bố mới đây, nhờ việc đầu tư của các ông lớn công nghệ, kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam tăng mạnh, chỉ trong vòng một năm, từ một nước chỉ có vài trăm ngàn USD xuất khẩu lên nhóm các nước xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất thế giới.
Trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm điện tử vẫn còn rất lớn. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của thế giới đạt 2.334 tỉ USD. Tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng điện tử của Việt Nam được đánh giá cao.
Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo Việt Nam cần lưu tâm đến tính bền vững của ngành. Ngành điện tử Việt Nam nói chung và của khu vực miền Bắc nói riêng vẫn chỉ dừng ở mức gia công, lắp ráp, phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp nước ngoài ở cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đặt cơ sở tại Việt Nam để tận dụng nguồn lao động phổ thông giá rẻ. Một khi thế mạnh về lao động không còn, các doanh nghiệp này rất dễ dàng đóng cửa nhà máy, rút lui khỏi thị trường VN do không còn gì ràng buộc, giữ chân.
Chuyên gia đến từ HSBC cũng khuyến nghị, chiến lược phụ thuộc vào tài nguyên và nguồn lao động để thu hút đầu tư sẽ không bền vững. Do đó, Việt Nam phải giải quyết những kẻ thù từ bên trong như cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics còn nghèo nàn, quản trị chuỗi cung ứng kém và các thủ tục thương mại rườm rà. Đây sẽ là nhân tố đóng vai trò thay đổi đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgN4awFK79d5FdJ0dMRld1zkyzREblxDzs2Fd_XwBl3R24S058f1uWTrET7QYK4g106olWFJNocu0-hABZ0wK8WicK2cycMzKiiXNLBv2FT5o_RmnZ1jCpFkr24q9yY_URl_MvVcXtgzNmS/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg0gMLY5mgFSlg6oqBufdwwO-SsSP3RXaOh8jNbipt9At-7T-8DO-6bIJNFf_4VvRZqKyy0i7nazidTQSjXRzvj8G4s6bidslo647nwQPejCHplOHts2JmA3i_Pod9XudRW1BGhxo_bxEOS/
Tài chính
2:53 PM|

Microsoft - tập đoàn vừa tiếp quản Nokia sẽ đóng cửa một phần hoạt động của các nhà máy tại Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc).

Ngoài ra, Microsoft cũng tiến hành đóng cửa toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary) toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Komarom (Hungary).
Thay vào đó, nhà máy tại Bắc Ninh (Việt Nam) sẽ được tập trung phát triển cả về mặt quy mô cũng như mức độ phức tạp của sản phẩm. Dự kiến cuối tháng 10/2014, gần như toàn bộ khâu sản xuất thiết bị ĐTDĐ sẽ được tập trung tại nhà máy ở Bắc Ninh.
Động thái trên của Microsoft đã nối dài danh sách các đại gia công nghệ như Samsung, Intel đổ hàng tỷ USD vào các nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, dù đã có những nhà máy quy mô ở Trung Quốc.
Thực tế trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang tranh thủ đổ vốn vào Việt Nam để hưởng những ưu đãi mà Việt Nam chưa tận dụng hết doanh nghiệp của chính mình.
Ví dụ như Samsung, hãng này được hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam với mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% cho suốt quá trình triển khai dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu miễn thuế và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các chuyên gia nhận định việc các công ty quốc tế, đa phần là các nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động đang tìm cách mở rộng đầu tư ở Việt Nam nhằm tránh rủi ro tại thị trường Trung Quốc sẽ tạo tác động tích cực tới sản xuất của Việt Nam.
Theo nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vừa được Bộ Công thương công bố mới đây, nhờ việc đầu tư của các ông lớn công nghệ, kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam tăng mạnh, chỉ trong vòng một năm, từ một nước chỉ có vài trăm ngàn USD xuất khẩu lên nhóm các nước xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất thế giới.
Trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm điện tử vẫn còn rất lớn. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của thế giới đạt 2.334 tỉ USD. Tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng điện tử của Việt Nam được đánh giá cao.
Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo Việt Nam cần lưu tâm đến tính bền vững của ngành. Ngành điện tử Việt Nam nói chung và của khu vực miền Bắc nói riêng vẫn chỉ dừng ở mức gia công, lắp ráp, phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp nước ngoài ở cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đặt cơ sở tại Việt Nam để tận dụng nguồn lao động phổ thông giá rẻ. Một khi thế mạnh về lao động không còn, các doanh nghiệp này rất dễ dàng đóng cửa nhà máy, rút lui khỏi thị trường VN do không còn gì ràng buộc, giữ chân.
Chuyên gia đến từ HSBC cũng khuyến nghị, chiến lược phụ thuộc vào tài nguyên và nguồn lao động để thu hút đầu tư sẽ không bền vững. Do đó, Việt Nam phải giải quyết những kẻ thù từ bên trong như cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics còn nghèo nàn, quản trị chuỗi cung ứng kém và các thủ tục thương mại rườm rà. Đây sẽ là nhân tố đóng vai trò thay đổi đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgN4awFK79d5FdJ0dMRld1zkyzREblxDzs2Fd_XwBl3R24S058f1uWTrET7QYK4g106olWFJNocu0-hABZ0wK8WicK2cycMzKiiXNLBv2FT5o_RmnZ1jCpFkr24q9yY_URl_MvVcXtgzNmS/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg0gMLY5mgFSlg6oqBufdwwO-SsSP3RXaOh8jNbipt9At-7T-8DO-6bIJNFf_4VvRZqKyy0i7nazidTQSjXRzvj8G4s6bidslo647nwQPejCHplOHts2JmA3i_Pod9XudRW1BGhxo_bxEOS/

Ngày 20/8, bà Nguyễn Thanh Thủy, GĐ dự án tuyển dụng SGS Việt Nam cho biết, có nhiều cơ hội việc làm lương 1.000-5.000 USD tại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), tỉnh Thanh Hóa.

Các ứng viên tham dự sẽ được thanh toán tiền đi lại và được bố trí chỗ ở miễn phí. Dự kiến, NSRP sẽ đi vào hoạt động năm 2017. Hiện, SGS đã tuyển dụng thành công 150 nhân viên cho NSRP.

Tới đây, SGS sẽ tiếp tục tuyển dụng hơn 200 vị trí thuộc nhiều bộ phận khác nhau như: kỹ sư vận hành, kỹ sư bảo trì, nhân viên phòng cháy chữa cháy, nhân viên kế hoạch và kinh doanh, cung ứng và giao nhận.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjXbFURjjvsbzzHwLWtN2TL6Ot_ZGPbZyp8m1uC7CXchF1V4552ChqXZuRyDp3w4UKhL9oYWOelnLtzdgbS9FPbdfCg4bKml-ff9btkqAqHE_MWktW8Sc7GLhAWL1glmxFRF0KABNjHY8A6/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwYXGeE2fo1T38j_Vzo3Yu7n7QmMkVDm8d2yzkS1a075E1Mk2OKxCwEoZgSoD5yKddnqIPGvj8Jyk_yYDawcxRMVXn8t-_DCO-T-mkkv4m6haw4ViiE87d43k7D_xs2MLJ-JGQYFpaSYwT/
Tài chính
2:53 PM|

Ngày 20/8, bà Nguyễn Thanh Thủy, GĐ dự án tuyển dụng SGS Việt Nam cho biết, có nhiều cơ hội việc làm lương 1.000-5.000 USD tại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), tỉnh Thanh Hóa.

Các ứng viên tham dự sẽ được thanh toán tiền đi lại và được bố trí chỗ ở miễn phí. Dự kiến, NSRP sẽ đi vào hoạt động năm 2017. Hiện, SGS đã tuyển dụng thành công 150 nhân viên cho NSRP.

Tới đây, SGS sẽ tiếp tục tuyển dụng hơn 200 vị trí thuộc nhiều bộ phận khác nhau như: kỹ sư vận hành, kỹ sư bảo trì, nhân viên phòng cháy chữa cháy, nhân viên kế hoạch và kinh doanh, cung ứng và giao nhận.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjXbFURjjvsbzzHwLWtN2TL6Ot_ZGPbZyp8m1uC7CXchF1V4552ChqXZuRyDp3w4UKhL9oYWOelnLtzdgbS9FPbdfCg4bKml-ff9btkqAqHE_MWktW8Sc7GLhAWL1glmxFRF0KABNjHY8A6/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwYXGeE2fo1T38j_Vzo3Yu7n7QmMkVDm8d2yzkS1a075E1Mk2OKxCwEoZgSoD5yKddnqIPGvj8Jyk_yYDawcxRMVXn8t-_DCO-T-mkkv4m6haw4ViiE87d43k7D_xs2MLJ-JGQYFpaSYwT/

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đồng mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Tranh nhau cắt gốc rạ
Do rơm khô khan hiếm, những ngày qua, tại cánh đồng phường 8 (TP Tuy Hoà, Phú Yên) xảy ra trình trạng “lạ”, đó là nhiều người quanh vùng dàn hàng ngang cắt gốc rạ.
Mới 5h sáng, tại cánh đồng phường 8 (dọc theo đường Trần Phú, đối diện bảo tàng Phú Yên), nhiều người dân quanh vùng đổ xô đến cắt gốc rạ về trữ làm thức ăn cho bò.
Ông Nguyễn Văn Thanh, một người đi cắt gốc rạ cho hay: “Tôi ở dưới chân đèo Quán Cau thuộc xã An Hiệp (huyện Tuy An). Mới 4h, tôi thức dậy buộc 2 bao tải đèo sau yên xe với câu liêm (lưỡi liền) đi xe máy gần 20km đến đây.
Đi sớm vậy mà đến nơi thấy hàng chục người dàn hàng ngang tranh nhau cắt gốc rạ. Tôi cũng vội ra ruộng ngồi “nạo” sát đất, đến 8g đầy bao 2 bao tải gốc rạ chở về”. 
Gần trưa, trời nắng gắt, ông Trần Văn Sơn, cũng ở xã An Hiệp vẫn miệt mài cắt gốc rạ, nói: "Nhà tôi có 3 con bò.
Sáng tranh thủ tưới rau nên đến đây muộn, cắt chưa đầy bao tải thì ruộng chỉ còn lởm chởm ít gốc rạ nên phải dời ra mấy đám ruộng cạnh đường nội đồng cắt thêm cho đầy bao, chở về cho bò ăn chứ bò đang nhốt đói ở nhà”...
Đặt tiền cọc mua rơm
Cánh đồng xã An Định (huyện Tuy An) gieo sạ sớm, hiện lúa chín nông dân cũng tranh thủ thu hoạch. Bà Trịnh Thị Hồng, ở xã An Định cho hay: Nhà tôi có 3 sào ruộng, 1 sào bị chín ép do thiếu nước tưới, cắt cho bò ăn non, còn lại gặt xong đem rơm về nhà vun nọc dự trữ. Trong chuồng nhà tôi có 3 con bò, sợ sắp đến không đủ rơm cho ăn, vậy mà có người đến tận nhà hỏi mua nọc rơm.
Cũng trên cánh đồng xã An Định, ông Phan Long, ở xã An Dân (huyện Tuy An) đang hì hục chất rơm lên xe tải chở về nhà. “Tôi đặt cọc trước 1 tháng, chỗ “ơn nghĩa lắm” người ta mới bán 800.000 đ/sào rơm, chứ có người phá giá hỏi mua cả triệu.
Hiện nay đang là thời điểm nắng gắt, cỏ voi trồng ngoài đồng chết cháy nên phải chịu khó đi xa mua rơm về cho bò ăn. Trước đó, tôi vào tận cánh đồng phường 8 hỏi mua rơm nhưng không có ai chịu bán”, - ông Long giãi bày.
Tình trạng khan hiếm rơm khô không chỉ xảy ra vụ lúa hè thu này mà cách đây 4 tháng khi đang thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, rơm khô đắt giá, vì vậy đã xảy ra tình trạng mất cắp rơm vào ban đêm. 
Bà Nguyễn Thị Lan, ở thôn Hảo Danh, xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu) cho hay: “Ở quê tôi không có ruộng lúa nước, đầu tháng 2 vừa qua, tôi xuống dưới xã Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân) đặt hàng hỏi mua rơm từ khi lúa mới chín đỏ đuôi. Hôm qua gặt xong, máy phun tại ruộng. Chiều tối không có xe chở, sáng ra tôi thuê xe đến nơi thì đống rơm to bằng cái nhà hôm qua giờ chỉ sót lại vài cọng. Kinh nghiệm vụ này tôi chở rơm về trong ngày”.
Đối với người dân miền núi, nuôi bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo. Thế nhưng thời gian qua nắng hạn nên cỏ khô, gốc rạ không còn, rơm không có, bò thiếu thức ăn dẫn đến gầy ốm.
Cánh đồng rộng gần 50ha ở Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bỏ hoang 4 tháng vì không có nước gieo sạ. Ngày nào người dân trong xóm thả bò ăn trên cánh đồng, ăn riết không còn gốc rạ để ăn.
Bà Trần Thị Sáu ở thôn Thạnh Đức giãi bày: “Đàn bò của tôi có 5 con nhưng không có thức ăn nên ốm giơ xương, trông cho cánh đồng Thạnh Thượng (thôn Thạnh Đức) lúa chín, lên đó hỏi người quen mua rơm về cho bò ăn cầm cự, chờ đến tháng mưa có cỏ “thúc” cho bò mập bán kiếm tiền trang trải cuộc sống”.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT Phú Yên, cho biết: “Tình hình nắng hạn đang diễn ra rất gay gắt, nguồn thức ăn gia súc cạn kiệt, sở khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh. Địa phương cần chuyển đổi cây trồng cạn trên các cánh đồng không đủ nguồn nước tưới để mang lại nguôn thu nhập cho nông dân”.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiKyjUEvNROmHxyvvE96FKZT5DMhwweGVFhi8nBWoCOeeNEHtUTb9zioLhlziblF-_S1iWDb8Yt1ibqQR4_j4VuQPFWpGNUtfE7rkSr2w1OeNeKFJH9UBUJYIpbSOT-EOiJX42IYn400Kli/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjhj-kY99WECJly6PJcFVf4iONLNjGE8j5l6YlS5YHl_95RcqiV3y3ZoG1FCn9TXE5DO2jTxrLj26K2puHjqu2UzBKrLHZk-HanTQ_VEaf_6odiUgc9oUZpOF9VEUeXNYUX6aPT4DjsUxjs/
Tài chính
2:53 PM|

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đồng mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Tranh nhau cắt gốc rạ
Do rơm khô khan hiếm, những ngày qua, tại cánh đồng phường 8 (TP Tuy Hoà, Phú Yên) xảy ra trình trạng “lạ”, đó là nhiều người quanh vùng dàn hàng ngang cắt gốc rạ.
Mới 5h sáng, tại cánh đồng phường 8 (dọc theo đường Trần Phú, đối diện bảo tàng Phú Yên), nhiều người dân quanh vùng đổ xô đến cắt gốc rạ về trữ làm thức ăn cho bò.
Ông Nguyễn Văn Thanh, một người đi cắt gốc rạ cho hay: “Tôi ở dưới chân đèo Quán Cau thuộc xã An Hiệp (huyện Tuy An). Mới 4h, tôi thức dậy buộc 2 bao tải đèo sau yên xe với câu liêm (lưỡi liền) đi xe máy gần 20km đến đây.
Đi sớm vậy mà đến nơi thấy hàng chục người dàn hàng ngang tranh nhau cắt gốc rạ. Tôi cũng vội ra ruộng ngồi “nạo” sát đất, đến 8g đầy bao 2 bao tải gốc rạ chở về”. 
Gần trưa, trời nắng gắt, ông Trần Văn Sơn, cũng ở xã An Hiệp vẫn miệt mài cắt gốc rạ, nói: "Nhà tôi có 3 con bò.
Sáng tranh thủ tưới rau nên đến đây muộn, cắt chưa đầy bao tải thì ruộng chỉ còn lởm chởm ít gốc rạ nên phải dời ra mấy đám ruộng cạnh đường nội đồng cắt thêm cho đầy bao, chở về cho bò ăn chứ bò đang nhốt đói ở nhà”...
Đặt tiền cọc mua rơm
Cánh đồng xã An Định (huyện Tuy An) gieo sạ sớm, hiện lúa chín nông dân cũng tranh thủ thu hoạch. Bà Trịnh Thị Hồng, ở xã An Định cho hay: Nhà tôi có 3 sào ruộng, 1 sào bị chín ép do thiếu nước tưới, cắt cho bò ăn non, còn lại gặt xong đem rơm về nhà vun nọc dự trữ. Trong chuồng nhà tôi có 3 con bò, sợ sắp đến không đủ rơm cho ăn, vậy mà có người đến tận nhà hỏi mua nọc rơm.
Cũng trên cánh đồng xã An Định, ông Phan Long, ở xã An Dân (huyện Tuy An) đang hì hục chất rơm lên xe tải chở về nhà. “Tôi đặt cọc trước 1 tháng, chỗ “ơn nghĩa lắm” người ta mới bán 800.000 đ/sào rơm, chứ có người phá giá hỏi mua cả triệu.
Hiện nay đang là thời điểm nắng gắt, cỏ voi trồng ngoài đồng chết cháy nên phải chịu khó đi xa mua rơm về cho bò ăn. Trước đó, tôi vào tận cánh đồng phường 8 hỏi mua rơm nhưng không có ai chịu bán”, - ông Long giãi bày.
Tình trạng khan hiếm rơm khô không chỉ xảy ra vụ lúa hè thu này mà cách đây 4 tháng khi đang thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, rơm khô đắt giá, vì vậy đã xảy ra tình trạng mất cắp rơm vào ban đêm. 
Bà Nguyễn Thị Lan, ở thôn Hảo Danh, xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu) cho hay: “Ở quê tôi không có ruộng lúa nước, đầu tháng 2 vừa qua, tôi xuống dưới xã Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân) đặt hàng hỏi mua rơm từ khi lúa mới chín đỏ đuôi. Hôm qua gặt xong, máy phun tại ruộng. Chiều tối không có xe chở, sáng ra tôi thuê xe đến nơi thì đống rơm to bằng cái nhà hôm qua giờ chỉ sót lại vài cọng. Kinh nghiệm vụ này tôi chở rơm về trong ngày”.
Đối với người dân miền núi, nuôi bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo. Thế nhưng thời gian qua nắng hạn nên cỏ khô, gốc rạ không còn, rơm không có, bò thiếu thức ăn dẫn đến gầy ốm.
Cánh đồng rộng gần 50ha ở Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bỏ hoang 4 tháng vì không có nước gieo sạ. Ngày nào người dân trong xóm thả bò ăn trên cánh đồng, ăn riết không còn gốc rạ để ăn.
Bà Trần Thị Sáu ở thôn Thạnh Đức giãi bày: “Đàn bò của tôi có 5 con nhưng không có thức ăn nên ốm giơ xương, trông cho cánh đồng Thạnh Thượng (thôn Thạnh Đức) lúa chín, lên đó hỏi người quen mua rơm về cho bò ăn cầm cự, chờ đến tháng mưa có cỏ “thúc” cho bò mập bán kiếm tiền trang trải cuộc sống”.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT Phú Yên, cho biết: “Tình hình nắng hạn đang diễn ra rất gay gắt, nguồn thức ăn gia súc cạn kiệt, sở khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh. Địa phương cần chuyển đổi cây trồng cạn trên các cánh đồng không đủ nguồn nước tưới để mang lại nguôn thu nhập cho nông dân”.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiKyjUEvNROmHxyvvE96FKZT5DMhwweGVFhi8nBWoCOeeNEHtUTb9zioLhlziblF-_S1iWDb8Yt1ibqQR4_j4VuQPFWpGNUtfE7rkSr2w1OeNeKFJH9UBUJYIpbSOT-EOiJX42IYn400Kli/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjhj-kY99WECJly6PJcFVf4iONLNjGE8j5l6YlS5YHl_95RcqiV3y3ZoG1FCn9TXE5DO2jTxrLj26K2puHjqu2UzBKrLHZk-HanTQ_VEaf_6odiUgc9oUZpOF9VEUeXNYUX6aPT4DjsUxjs/

Chính sách lãi suất cho vay sẽ tiếp tục xu hướng đi xuống, nhưng tăng trưởng tín dụng không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào chính sách tăng trưởng dư nợ của các NHTM.

Trước tình hình tín dụng tăng trưởng chậm trong hơn nửa đầu năm, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục chỉ đạo các NH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (DN) để tăng cho vay tín chấp. Song theo lãnh đạo nhiều NH, khó có thể thực hiện quyết liệt chủ trương này.

Trong thời gian qua, kết quả của những nỗ lực giảm lãi suất vẫn chưa thể làm tăng tốc dòng chảy của tín dụng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do nền kinh tế hấp thu vốn rất yếu và lãi suất trung hạn còn khá cao, ở mức bình quân trên 10% nên chưa kích thích được các DN làm ăn tốt đầu tư mới.

Đối với những DN đang vướng nợ và gặp khó khăn về tài chính, việc tiếp cận tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn dù NHNN đã thực hiện nhiều chương trình như kết nối ngân hàng - DN ở TPHCM và một số địa phương. Chính vì vậy mới đây NHNN và cả Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, để có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Nhưng qua thăm dò ý kiến của một số lãnh đạo NHTM thì chúng tôi đều nhận được câu trả lời là rất khó thực hiện một cách “nhiệt tình”.

“Chúng tôi rất muốn cho vay được để có lợi nhuận vì chúng tôi cũng đang chịu nhiều sức ép, chứ có muốn cất tiền mãi đâu. Chủ trương cho vay tín chấp và thực tế triển khai sẽ là hai điều khác nhau. Bởi vì không phải đến thời điểm này các NH mới bắt đầu xếp hạng tín nhiệm để cho vay tín chấp, mà hoạt động tín dụng không tài sản đảm bảo đã được các NH triển khai từ rất lâu. Tuy nhiên, trước tình hình rủi ro nợ xấu chúng tôi buộc phải thu hẹp đến mức tối đa.
Bên cạnh đó, việc xếp hạng tín nhiệm DN để cho vay tín chấp yêu cầu NHTM phải kiểm soát được rủi ro. Nhưng mọi tính toán ở thời điểm hiện tại không bảo đảm là sẽ không thể gặp rủi ro trong tương lai. Chính vì vậy, tâm lý của các NHTM hiện tại là vẫn thận trọng khi đẩy vốn cho vay không tài sản đảm bảo, nhất là khi nợ xấu đang tăng, giám đốc một NHTM ở TPHCM nêu quan điểm.
Còn chủ tịch hội đồng quản trị một NH nhỏ thì cho biết, trong thời gian này, hai từ “tín chấp” chỉ được dùng cho các khoản vay đối với DN có uy tín, tức xếp hạng tín dụng vào dạng cao nhất, không có nợ quá hạn mới được vay. Đồng thời hạn mức vay cũng dè dặt hơn trước do NH vẫn lo ngại các khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu. Và khi đó, như với các khoản vay thế chấp thì nếu không đòi được nợ, NH sẽ xử lý tài sản đảm bảo, còn tín chấp thì không có tài sản nên không đòi được nợ cũng không thể làm gì khác ngoài chuyện trích lập dự phòng, và xem như khoản tiền đó đã mất. Chính vì vậy, phần đông quan điểm hiện tại là thà chậm cho vay còn hơn cho vay nhầm mà mất tiền.
Chung quy lại, cái khó đối với tăng trưởng tín dụng là nợ xấu không ngừng tăng. Vì vậy, mặc dù chính sách lãi suất cho vay sẽ tiếp tục xu hướng đi xuống, nhưng tăng trưởng tín dụng không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào chính sách tăng trưởng dư nợ của các NHTM. Mà cái xấu này vẫn đang cho thấy nó khó mà được làm đẹp.
Theo báo cáo kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH của NHNN, đến ngày 31.7.2014, huy động vốn tăng 6,98% nhưng đầu ra tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tăng 3,68% so với cuối năm 2013. Báo cáo này không công bố cụ thể tỉ lệ nợ xấu nhưng NHNN cho biết đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng.Tuy nhiên, chỉ riêng tại TPHCM, cơ quan quản lý đánh giá tình hình nợ xấu của các TCTD trên địa bàn vẫn đang diễn ra phức tạp, có xu hướng tăng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ xấu. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM, tỉ lệ nợ xấu của các NH vẫn ở mức 4,65%, không giảm nhiều so với đầu năm, cho dù đã xử lý được lượng nợ xấu khổng lồ 8.000 tỉ đồng tính đến thời điểm cuối tháng 7.2014.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, nguồn xử lý nợ xấu của các NH chủ yếu là do trích lập dự phòng, còn xử lý thu tiền mặt và phát mãi tài sản rất ít. Rủi ro cho vay tín chấp cao nên đòi hỏi trích dự phòng phải cao hơn. Vì thế, có thể dễ hiểu vì sao các NHTM sẽ rất dè chừng trong việc thực hiện chủ trương.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiBnmL42-IQJra_9kHVViss8gymNa8hbznD-jKmUZRSvoovd_Xz-Q_coJbjBSjcjO4fmhD0Oj7vOBdEI1piTLXRErqtdqcQC7adVeVGAn0G5XhHzjBppDp02rWK9I9_3GIxSKvIiOH8sLWn/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjih1p-lkxE5MZ1ZuPXuOLWPbXD3uLMWhD7Vnl0pwfxp3VWJbpJ8L_lKi3eRn7Tm89g30isqHqtRkNHlE7wAmye9SCHD4To3z696ulp1KJgVDVwoH0GdqBHd7JjJJZcLlYKqfGb721uVQ7A/
Tài chính
2:52 PM|

Chính sách lãi suất cho vay sẽ tiếp tục xu hướng đi xuống, nhưng tăng trưởng tín dụng không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào chính sách tăng trưởng dư nợ của các NHTM.

Trước tình hình tín dụng tăng trưởng chậm trong hơn nửa đầu năm, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục chỉ đạo các NH xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (DN) để tăng cho vay tín chấp. Song theo lãnh đạo nhiều NH, khó có thể thực hiện quyết liệt chủ trương này.

Trong thời gian qua, kết quả của những nỗ lực giảm lãi suất vẫn chưa thể làm tăng tốc dòng chảy của tín dụng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do nền kinh tế hấp thu vốn rất yếu và lãi suất trung hạn còn khá cao, ở mức bình quân trên 10% nên chưa kích thích được các DN làm ăn tốt đầu tư mới.

Đối với những DN đang vướng nợ và gặp khó khăn về tài chính, việc tiếp cận tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn dù NHNN đã thực hiện nhiều chương trình như kết nối ngân hàng - DN ở TPHCM và một số địa phương. Chính vì vậy mới đây NHNN và cả Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, để có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Nhưng qua thăm dò ý kiến của một số lãnh đạo NHTM thì chúng tôi đều nhận được câu trả lời là rất khó thực hiện một cách “nhiệt tình”.

“Chúng tôi rất muốn cho vay được để có lợi nhuận vì chúng tôi cũng đang chịu nhiều sức ép, chứ có muốn cất tiền mãi đâu. Chủ trương cho vay tín chấp và thực tế triển khai sẽ là hai điều khác nhau. Bởi vì không phải đến thời điểm này các NH mới bắt đầu xếp hạng tín nhiệm để cho vay tín chấp, mà hoạt động tín dụng không tài sản đảm bảo đã được các NH triển khai từ rất lâu. Tuy nhiên, trước tình hình rủi ro nợ xấu chúng tôi buộc phải thu hẹp đến mức tối đa.
Bên cạnh đó, việc xếp hạng tín nhiệm DN để cho vay tín chấp yêu cầu NHTM phải kiểm soát được rủi ro. Nhưng mọi tính toán ở thời điểm hiện tại không bảo đảm là sẽ không thể gặp rủi ro trong tương lai. Chính vì vậy, tâm lý của các NHTM hiện tại là vẫn thận trọng khi đẩy vốn cho vay không tài sản đảm bảo, nhất là khi nợ xấu đang tăng, giám đốc một NHTM ở TPHCM nêu quan điểm.
Còn chủ tịch hội đồng quản trị một NH nhỏ thì cho biết, trong thời gian này, hai từ “tín chấp” chỉ được dùng cho các khoản vay đối với DN có uy tín, tức xếp hạng tín dụng vào dạng cao nhất, không có nợ quá hạn mới được vay. Đồng thời hạn mức vay cũng dè dặt hơn trước do NH vẫn lo ngại các khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu. Và khi đó, như với các khoản vay thế chấp thì nếu không đòi được nợ, NH sẽ xử lý tài sản đảm bảo, còn tín chấp thì không có tài sản nên không đòi được nợ cũng không thể làm gì khác ngoài chuyện trích lập dự phòng, và xem như khoản tiền đó đã mất. Chính vì vậy, phần đông quan điểm hiện tại là thà chậm cho vay còn hơn cho vay nhầm mà mất tiền.
Chung quy lại, cái khó đối với tăng trưởng tín dụng là nợ xấu không ngừng tăng. Vì vậy, mặc dù chính sách lãi suất cho vay sẽ tiếp tục xu hướng đi xuống, nhưng tăng trưởng tín dụng không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào chính sách tăng trưởng dư nợ của các NHTM. Mà cái xấu này vẫn đang cho thấy nó khó mà được làm đẹp.
Theo báo cáo kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH của NHNN, đến ngày 31.7.2014, huy động vốn tăng 6,98% nhưng đầu ra tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tăng 3,68% so với cuối năm 2013. Báo cáo này không công bố cụ thể tỉ lệ nợ xấu nhưng NHNN cho biết đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng.Tuy nhiên, chỉ riêng tại TPHCM, cơ quan quản lý đánh giá tình hình nợ xấu của các TCTD trên địa bàn vẫn đang diễn ra phức tạp, có xu hướng tăng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ xấu. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM, tỉ lệ nợ xấu của các NH vẫn ở mức 4,65%, không giảm nhiều so với đầu năm, cho dù đã xử lý được lượng nợ xấu khổng lồ 8.000 tỉ đồng tính đến thời điểm cuối tháng 7.2014.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, nguồn xử lý nợ xấu của các NH chủ yếu là do trích lập dự phòng, còn xử lý thu tiền mặt và phát mãi tài sản rất ít. Rủi ro cho vay tín chấp cao nên đòi hỏi trích dự phòng phải cao hơn. Vì thế, có thể dễ hiểu vì sao các NHTM sẽ rất dè chừng trong việc thực hiện chủ trương.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiBnmL42-IQJra_9kHVViss8gymNa8hbznD-jKmUZRSvoovd_Xz-Q_coJbjBSjcjO4fmhD0Oj7vOBdEI1piTLXRErqtdqcQC7adVeVGAn0G5XhHzjBppDp02rWK9I9_3GIxSKvIiOH8sLWn/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjih1p-lkxE5MZ1ZuPXuOLWPbXD3uLMWhD7Vnl0pwfxp3VWJbpJ8L_lKi3eRn7Tm89g30isqHqtRkNHlE7wAmye9SCHD4To3z696ulp1KJgVDVwoH0GdqBHd7JjJJZcLlYKqfGb721uVQ7A/

Giá vàng miếng hiện chỉ còn quanh 36,5 triệu đồng/lượng và cao hơn thế giới 3,5 triệu đồng.

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm, rơi xuống thấp nhất trong nửa tháng qua do lực bán gia tăng sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới đây của Ủy ban thị trường mở Mỹ (FOMC) được công bố. Trong nước, giá vàng SJC cũng rơi xuống thấp nhất trong hai tháng qua.
Biên bản cuộc họp chính sách mới đây của FOMC được công bố hôm qua với nhiều đánh giá tích cực của các quan chức Fed về thị trường lao động Mỹ. Điều này không khỏi khiến các nhà đầu tư lo ngại việc Fed có thể sớm nâng lãi suất đồng USD hơn dự kiến ban đầu.
Trong khi đó, đồng USD tiếp tục mạnh lên so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới. Chỉ số đồng đô la Mỹ, được tính so với 6 đồng tiền mạnh khác, tăng lên cao nhất trong 11 tháng qua do nhu cầu mua vào đồng USD để trú ẩn gia tăng trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị cao gần đây. Đồng USD mạnh là một yếu tố cơ bản giảm giá cho ngành hàng hóa nguyên liệu, bao gồm cả kim loại quý.
Hệ quả là đóng cửa phiên giao dịch hôm qua trên thị trường Mỹ, giá vàng kỳ hạn tháng 12 giảm tới 6,50 USD xuống còn 1.290,20 USD/oz. Giá vàng giao ngay cũng để mất thêm 5,90 USD, đóng cửa ở mức 1.289,75 USD/oz. Đây là mức giá thấp nhất của kim loại quý này kể từ ngày 6/8 đến nay.
Đà giảm của vàng vẫn kéo dài trong sáng nay (21/8 - giờ Việt Nam) dù mức độ có nhẹ hơn. Theo đó, thời điểm 8 giờ 20 sáng nay, giá vàng giao ngay thế giới đã rơi xuống còn 1.289 USD/oz.
Theo các nhà phân tích, áp lực giảm giá vẫn đang đè nặng lên vàng. Hiện các nhà đầu tư đang hướng mối quan tâm tới cuộc họp thường niên của Fed Kansas City sẽ diễn ra vào hôm nay (21/8) tại Jackson Hole, Wyoming để nắm bắt rõ hơn động thái chính sách của Fed trong thời gian tới. Theo kế hoạch, Chủ tịch Fed Janet Yellen và Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ có bài phát biểu tại cuộc họp này.
Bên cạnh đó, đồng USD vẫn đang trong xu hướng mạnh lên. Nguyên nhân do đồng tiền này đã nổi lên như một tài sản tích lũy được ưa thích để phòng ngừa lại rủi ro địa chính trị trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi tích cực và rất có thể Fed sẽ sơm nâng lãi suất.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm giá của vàng trong ngắn hạn ngày càng rõ nét hơn. Hiện ngưỡng kháng cự đầu tiên của vàng là tại 1.300,00 USD và sau đó là 1.304,90 USD. Trong khi ngưỡng hỗ trợ đầu tiên tại 1.289,00 USD và sau đó là 1.281,00 USD.
Ảnh hưởng từ thị trường vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (21/8), giá vàng SJC trong nước tiếp tục mất thêm 50.000 đồng/lượng, giảm xuống sát 36,5 triệu đồng/lượng sau khi đã để mất 30.000 đồng/lượng trong phiên hôm qua. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 2 tháng qua.
Giá vàng SJC giảm xuống thấp nhất hai tháng (1)
Diễn biến giá vàng SJC trong nước 3 tháng qua (Nguồn: DOJI)
Cụ thể, thời điểm 8 giờ 20 sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn báo giá mua bán vàng miếng SJC trên thị trường TP.HCM ở mức 36,43 - 36,55 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 36,43 - 36,57 triệu đồng/lượng; giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối giờ chiều qua.
Trong khi đó, hiện giá mua bán vàng SJC của Tập đoàn DOJI chỉ ở mức 36,48 – 36,52 triệu đồng/lượng, cũng giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối giờ chiều qua.
Tuy nhiên đà giảm của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn nhiều so với thế giới. Vì thế, hiện chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước với giá vàng thế giới quy đổi tiếp tục được nới rộng lên 3,5 triệu đồng/lượng.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgo_eiyzXhWT5F_b6XScEjSlasCC1BTNytEoePj31j7w2agYwqrIBCcv9X71ecr7g1gwe0XE0UuY3f03IUjZcCjkn2kqJ0VpiLHTEjejcWy6FQyQznoylXC7Oobg-buYXJ06x_ewyYP9fwq/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjT9ZfAtEmWn_-7lDfRPaiDiZgCfi1BKTpbN7Vx5LgO4rI9i7S3s2iMC0jBSKxQ3pLkTg_KpU_prxhtzMpPIjvwf5RFJdoNQyGfvN3hbNez9Ip3C-vB8W6ao7wZ2mT5RJMIU-GC3Bk18ZYp/
Tài chính
2:52 PM|

Giá vàng miếng hiện chỉ còn quanh 36,5 triệu đồng/lượng và cao hơn thế giới 3,5 triệu đồng.

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm, rơi xuống thấp nhất trong nửa tháng qua do lực bán gia tăng sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới đây của Ủy ban thị trường mở Mỹ (FOMC) được công bố. Trong nước, giá vàng SJC cũng rơi xuống thấp nhất trong hai tháng qua.
Biên bản cuộc họp chính sách mới đây của FOMC được công bố hôm qua với nhiều đánh giá tích cực của các quan chức Fed về thị trường lao động Mỹ. Điều này không khỏi khiến các nhà đầu tư lo ngại việc Fed có thể sớm nâng lãi suất đồng USD hơn dự kiến ban đầu.
Trong khi đó, đồng USD tiếp tục mạnh lên so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới. Chỉ số đồng đô la Mỹ, được tính so với 6 đồng tiền mạnh khác, tăng lên cao nhất trong 11 tháng qua do nhu cầu mua vào đồng USD để trú ẩn gia tăng trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị cao gần đây. Đồng USD mạnh là một yếu tố cơ bản giảm giá cho ngành hàng hóa nguyên liệu, bao gồm cả kim loại quý.
Hệ quả là đóng cửa phiên giao dịch hôm qua trên thị trường Mỹ, giá vàng kỳ hạn tháng 12 giảm tới 6,50 USD xuống còn 1.290,20 USD/oz. Giá vàng giao ngay cũng để mất thêm 5,90 USD, đóng cửa ở mức 1.289,75 USD/oz. Đây là mức giá thấp nhất của kim loại quý này kể từ ngày 6/8 đến nay.
Đà giảm của vàng vẫn kéo dài trong sáng nay (21/8 - giờ Việt Nam) dù mức độ có nhẹ hơn. Theo đó, thời điểm 8 giờ 20 sáng nay, giá vàng giao ngay thế giới đã rơi xuống còn 1.289 USD/oz.
Theo các nhà phân tích, áp lực giảm giá vẫn đang đè nặng lên vàng. Hiện các nhà đầu tư đang hướng mối quan tâm tới cuộc họp thường niên của Fed Kansas City sẽ diễn ra vào hôm nay (21/8) tại Jackson Hole, Wyoming để nắm bắt rõ hơn động thái chính sách của Fed trong thời gian tới. Theo kế hoạch, Chủ tịch Fed Janet Yellen và Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ có bài phát biểu tại cuộc họp này.
Bên cạnh đó, đồng USD vẫn đang trong xu hướng mạnh lên. Nguyên nhân do đồng tiền này đã nổi lên như một tài sản tích lũy được ưa thích để phòng ngừa lại rủi ro địa chính trị trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi tích cực và rất có thể Fed sẽ sơm nâng lãi suất.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm giá của vàng trong ngắn hạn ngày càng rõ nét hơn. Hiện ngưỡng kháng cự đầu tiên của vàng là tại 1.300,00 USD và sau đó là 1.304,90 USD. Trong khi ngưỡng hỗ trợ đầu tiên tại 1.289,00 USD và sau đó là 1.281,00 USD.
Ảnh hưởng từ thị trường vàng thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (21/8), giá vàng SJC trong nước tiếp tục mất thêm 50.000 đồng/lượng, giảm xuống sát 36,5 triệu đồng/lượng sau khi đã để mất 30.000 đồng/lượng trong phiên hôm qua. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 2 tháng qua.
Giá vàng SJC giảm xuống thấp nhất hai tháng (1)
Diễn biến giá vàng SJC trong nước 3 tháng qua (Nguồn: DOJI)
Cụ thể, thời điểm 8 giờ 20 sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn báo giá mua bán vàng miếng SJC trên thị trường TP.HCM ở mức 36,43 - 36,55 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 36,43 - 36,57 triệu đồng/lượng; giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối giờ chiều qua.
Trong khi đó, hiện giá mua bán vàng SJC của Tập đoàn DOJI chỉ ở mức 36,48 – 36,52 triệu đồng/lượng, cũng giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối giờ chiều qua.
Tuy nhiên đà giảm của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn nhiều so với thế giới. Vì thế, hiện chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước với giá vàng thế giới quy đổi tiếp tục được nới rộng lên 3,5 triệu đồng/lượng.
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgo_eiyzXhWT5F_b6XScEjSlasCC1BTNytEoePj31j7w2agYwqrIBCcv9X71ecr7g1gwe0XE0UuY3f03IUjZcCjkn2kqJ0VpiLHTEjejcWy6FQyQznoylXC7Oobg-buYXJ06x_ewyYP9fwq/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjT9ZfAtEmWn_-7lDfRPaiDiZgCfi1BKTpbN7Vx5LgO4rI9i7S3s2iMC0jBSKxQ3pLkTg_KpU_prxhtzMpPIjvwf5RFJdoNQyGfvN3hbNez9Ip3C-vB8W6ao7wZ2mT5RJMIU-GC3Bk18ZYp/

Cần truy trách nhiệm người đứng đầu khi để những công ty Trung Quốc không đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật mà vẫn trúng thầu.

Nhà thầu Trung Quốc giá rẻ giả vờ
Trao đổi với chúng tôi bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội lo ngại, hiện tượng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rẻ rồi chậm trễ, kéo dài thời gian thi công sau đó đòi tăng giá, không được đáp ứng thì ngừng thi công đang dần trở nên phổ biến.
Bà lấy ví dụ, năm 2012, nhà thầu Trung Quốc thắng thầu thi công nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam) do bỏ giá rẻ nhưng ì ạch từ năm 2008 đến năm 2012 thì dừng hẳn, rút công nhân về nước sau khi chậm tiến độ hơn 2 năm trong khi công trình mới xây dựng được phân nửa khối lượng.
Hay cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống khởi công từ năm 2006 nhưng đến tháng 6/2012, phía nhà thầu Trung Quốc xin rút khỏi dự án vì không thỏa thuận được dự toán chi phí khi họ đưa ra mức dự toán chi phí quá cao so với mức dự án được duyệt khiến công trình bị đình trệ 2 năm không thể thi công tiếp.
Gần đây nhất, chủ đầu tư dự án thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh cũng đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ và bỏ thi công giữa chừng sau khi nhà thầu này yêu sách đòi tăng chi phí không thành.
"Cách hành xử của nhà thầu Trung Quốc rất phi văn hóa, không tuân thủ tất cả các cam kết trong hợp đồng", bà An thẳng thắn.
Con voi lọt lỗ kim?
Theo bà An, một giai đoạn dài ở Việt Nam hễ nhà thầu bỏ giá rẻ là trúng thầu, thế nhưng chúng ta không tinh, không sắc ở chỗ không hề nhận ra ngay rằng đó chỉ giá rẻ giả vờ. Thực chất sau đó nhà thầu phát sinh nhiều khoản chi phí, đội giá lên, chủ đầu tư lại cho quyết toán, cuối cùng công trình rẻ hóa đắt trong khi chất lượng không đảm bảo.
Vậy nên mới xảy ra câu chuyện trong dự án thủy điện Thượng Kon Tum, nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thầu rẻ chỉ bằng một nửa so với nhà thầu khác mà vẫn trúng thầu để rồi sau đó viện đủ lý do để tăng giá xây dựng.
Dù sau này đã nhìn thấy bản chất nhà thầu Trung Quốc như vậy nhưng chúng ta lại tiếp tục để cho nhà thầu giá rẻ, chất lượng kém trúng thầu ở các công trình khác. Xảy ra quá nhiều trường hợp như thế cần đặt lại vấn đề quản lý nhà nước: tổ chức đấu thầu, thẩm định thầu, tư vấn thế nào... mà vẫn để lọt?
"Cần phải truy trách nhiệm đến cùng người đứng đầu các công trình, ai là người duyệt thầu? Tại sao lại để những công ty Trung Quốc không đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật mà vẫn trúng thầu thì sẽ minh bạch ngay. Liệu có lợi ích nhóm trong đó không? Hợp đồng sơ hở là trách nhiệm của người đứng đầu công trình.
Để xảy ra tình trạng chậm thi công, đội vốn rồi nhà thầu ngừng thi công mà không có giải pháp gì thì lỗi vẫn do người đứng đầu. Còn trách nhiệm liên đới thế nào thì đó là chuyện sẽ bàn sau", đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nói.
"Hãy minh bạch tất cả những cái đó ra, còn xử lý thế nào là việc của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền".
Bà An cũng nhấn mạnh, cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng. "Trong hợp đồng kinh tế bao giờ cũng có điều khoản hai bên phải cam kết những nội dung nêu trong hợp đồng là trung thực, nếu bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu mình đúng pháp luật thì cân nhắc khởi kiện. Tất nhiên để đưa nhà thầu sai phạm ra pháp luật không dễ dàng gì nhưng phải cố gắng".
Hãy làm như Bộ Giao thông
Theo đại biểu Bùi Thị An, các ngành đều nhìn thấy được chất lượng nhà thầu Trung Quốc có vấn đề nhưng lại không xử được, trừ ngành giao thông.
Bà An cho rằng, Bộ Giao thông đã chỉ được mặt hàng loạt doanh nghiệp năng lực kém, trong đó có nhiều công ty của Trung Quốc. Bản thân Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tuyên bố thẳng sẽ cấm cửa các nhà thầu này tham gia vào các dự án giao thông khác của Việt Nam nếu không tích cực đẩy nhanh tiến độ.
Chính vì thế, các ngành cần rà soát lại xem có bao nhiêu công trình nhà thầu Trung Quốc trúng thầu có tình trạng chậm tiến độ, đội vốn, gây thất thoát cho nhà nước để xử lý tận cùng, không để xảy ra những chuyện tương tự.
Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội cũng đánh giá, việc sửa Luật Đấu thầu là một tín hiệu tốt để hạn chế các nhà thầu Trung Quốc năng lực kém.
"Bây giờ không phải cứ nhà thầu nào chào giá rẻ nhất là trúng. Đó mới chỉ là điều kiện cần mà thôi. Để trúng thầu phải xem xét tổng thể các yếu tố kỹ thuật, năng lực, kinh nghiệm, chất lượng, tiến độ công trình... Nếu nhà thầu Trung Quốc chứng minh được họ đảm bảo được tất cả các điều kiện ấy thì mới cho trúng thầu".
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg3lyns6buEa2hUITdf_dbyYSXqUHQ72rG88aEo9JHLlqp89YQJS-iUTWtGu4vvBUn3K95593gV1d-jdOglizu5P-D-TpKvjxRcmqiyh9nOE3PhKpFoh7XmneEfvqu63nBY1nCx1wkO1oa-/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgelnAky98h-jxFXAa_bqDDGJ3-5N8xg8Z4CX3OBUaj85U5JgtjCRKep_5t3QS2S797k5vTDKTWocrEEctz6QSSbF-PnLSJZosRKxkv0G63GCUZMDpuqVwLXfx1GKd16ELRmZke3LR9SLrA/
Tài chính
2:52 PM|

Cần truy trách nhiệm người đứng đầu khi để những công ty Trung Quốc không đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật mà vẫn trúng thầu.

Nhà thầu Trung Quốc giá rẻ giả vờ
Trao đổi với chúng tôi bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội lo ngại, hiện tượng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rẻ rồi chậm trễ, kéo dài thời gian thi công sau đó đòi tăng giá, không được đáp ứng thì ngừng thi công đang dần trở nên phổ biến.
Bà lấy ví dụ, năm 2012, nhà thầu Trung Quốc thắng thầu thi công nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam) do bỏ giá rẻ nhưng ì ạch từ năm 2008 đến năm 2012 thì dừng hẳn, rút công nhân về nước sau khi chậm tiến độ hơn 2 năm trong khi công trình mới xây dựng được phân nửa khối lượng.
Hay cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống khởi công từ năm 2006 nhưng đến tháng 6/2012, phía nhà thầu Trung Quốc xin rút khỏi dự án vì không thỏa thuận được dự toán chi phí khi họ đưa ra mức dự toán chi phí quá cao so với mức dự án được duyệt khiến công trình bị đình trệ 2 năm không thể thi công tiếp.
Gần đây nhất, chủ đầu tư dự án thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh cũng đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ và bỏ thi công giữa chừng sau khi nhà thầu này yêu sách đòi tăng chi phí không thành.
"Cách hành xử của nhà thầu Trung Quốc rất phi văn hóa, không tuân thủ tất cả các cam kết trong hợp đồng", bà An thẳng thắn.
Con voi lọt lỗ kim?
Theo bà An, một giai đoạn dài ở Việt Nam hễ nhà thầu bỏ giá rẻ là trúng thầu, thế nhưng chúng ta không tinh, không sắc ở chỗ không hề nhận ra ngay rằng đó chỉ giá rẻ giả vờ. Thực chất sau đó nhà thầu phát sinh nhiều khoản chi phí, đội giá lên, chủ đầu tư lại cho quyết toán, cuối cùng công trình rẻ hóa đắt trong khi chất lượng không đảm bảo.
Vậy nên mới xảy ra câu chuyện trong dự án thủy điện Thượng Kon Tum, nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thầu rẻ chỉ bằng một nửa so với nhà thầu khác mà vẫn trúng thầu để rồi sau đó viện đủ lý do để tăng giá xây dựng.
Dù sau này đã nhìn thấy bản chất nhà thầu Trung Quốc như vậy nhưng chúng ta lại tiếp tục để cho nhà thầu giá rẻ, chất lượng kém trúng thầu ở các công trình khác. Xảy ra quá nhiều trường hợp như thế cần đặt lại vấn đề quản lý nhà nước: tổ chức đấu thầu, thẩm định thầu, tư vấn thế nào... mà vẫn để lọt?
"Cần phải truy trách nhiệm đến cùng người đứng đầu các công trình, ai là người duyệt thầu? Tại sao lại để những công ty Trung Quốc không đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật mà vẫn trúng thầu thì sẽ minh bạch ngay. Liệu có lợi ích nhóm trong đó không? Hợp đồng sơ hở là trách nhiệm của người đứng đầu công trình.
Để xảy ra tình trạng chậm thi công, đội vốn rồi nhà thầu ngừng thi công mà không có giải pháp gì thì lỗi vẫn do người đứng đầu. Còn trách nhiệm liên đới thế nào thì đó là chuyện sẽ bàn sau", đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nói.
"Hãy minh bạch tất cả những cái đó ra, còn xử lý thế nào là việc của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền".
Bà An cũng nhấn mạnh, cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng. "Trong hợp đồng kinh tế bao giờ cũng có điều khoản hai bên phải cam kết những nội dung nêu trong hợp đồng là trung thực, nếu bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu mình đúng pháp luật thì cân nhắc khởi kiện. Tất nhiên để đưa nhà thầu sai phạm ra pháp luật không dễ dàng gì nhưng phải cố gắng".
Hãy làm như Bộ Giao thông
Theo đại biểu Bùi Thị An, các ngành đều nhìn thấy được chất lượng nhà thầu Trung Quốc có vấn đề nhưng lại không xử được, trừ ngành giao thông.
Bà An cho rằng, Bộ Giao thông đã chỉ được mặt hàng loạt doanh nghiệp năng lực kém, trong đó có nhiều công ty của Trung Quốc. Bản thân Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tuyên bố thẳng sẽ cấm cửa các nhà thầu này tham gia vào các dự án giao thông khác của Việt Nam nếu không tích cực đẩy nhanh tiến độ.
Chính vì thế, các ngành cần rà soát lại xem có bao nhiêu công trình nhà thầu Trung Quốc trúng thầu có tình trạng chậm tiến độ, đội vốn, gây thất thoát cho nhà nước để xử lý tận cùng, không để xảy ra những chuyện tương tự.
Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội cũng đánh giá, việc sửa Luật Đấu thầu là một tín hiệu tốt để hạn chế các nhà thầu Trung Quốc năng lực kém.
"Bây giờ không phải cứ nhà thầu nào chào giá rẻ nhất là trúng. Đó mới chỉ là điều kiện cần mà thôi. Để trúng thầu phải xem xét tổng thể các yếu tố kỹ thuật, năng lực, kinh nghiệm, chất lượng, tiến độ công trình... Nếu nhà thầu Trung Quốc chứng minh được họ đảm bảo được tất cả các điều kiện ấy thì mới cho trúng thầu".
Theo cafef.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg3lyns6buEa2hUITdf_dbyYSXqUHQ72rG88aEo9JHLlqp89YQJS-iUTWtGu4vvBUn3K95593gV1d-jdOglizu5P-D-TpKvjxRcmqiyh9nOE3PhKpFoh7XmneEfvqu63nBY1nCx1wkO1oa-/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgelnAky98h-jxFXAa_bqDDGJ3-5N8xg8Z4CX3OBUaj85U5JgtjCRKep_5t3QS2S797k5vTDKTWocrEEctz6QSSbF-PnLSJZosRKxkv0G63GCUZMDpuqVwLXfx1GKd16ELRmZke3LR9SLrA/

Sáng 2/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia, tiếp tục rà soát, đôn đốc công tác vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ năm 2014.

Trong bối cảnh nguồn cung ODA trên thế giới tiếp tục có chiều hướng giảm, nhu cầu vốn ODA ở các nước kém phát triển, các nước có tình hình chính trị bất ổn tăng, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những nước nhận viện trợ. 
Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2,25 tỷ USD, tuy chưa cao so với cùng kỳ năm trước nhưng chủ yếu do nhiều chương trình, dự án của các nhà tài trợ năm nay đều dự kiến đàm phán, ký kết vào 6 tháng cuối năm.
Tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3,2 tỷ USD, đạt 58,7% mục tiêu của cả năm và cao hơn 46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nổi bật là mức giải ngân của Ngân hàng Thế giới, lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD.

Tuy có những cải thiện tích cực nhất định song tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương chưa thực sự đồng đều. Những chương trình, dự án trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, phát triển đô thị... cao hơn nhiều so với các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, thông tin, lao động-thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân ở Hà Nội, TPHCM cao hơn nhiều so với các địa phương khác.

Tại cuộc họp, từng bộ, ngành chủ quản cũng như đại diện các Ban quản lý được yêu cầu kiểm điểm những dự án, chương trình chậm trễ trước Ban Chỉ đạo.

Bộ GTVT hiện có 40 dự án đều đạt tỷ lệ giải ngân cao và vượt mức kế hoạch năm nhưng vướng mắc chủ yếu nằm ở khâu GPMB, vốn đối ứng… dẫn tới chậm trễ ở 1 số dự án đường cao tốc, QL lớn.

Bộ GDĐT, KHCN, Công Thương, Xây dựng, một số địa phương đã kiểm điểm những yếu kém, chậm trễ trong việc triển khai các dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp, Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, Đại học xuất sắc Việt-Đức, Thủy điện Trung Sơn...

Những yếu kém phổ biến được chỉ rõ gồm trình độ cán bộ, năng lực các Ban quản lý, thủ tục đấu thầu, điều chỉnh văn kiện dự án còn phức tạp, mất thời gian, công tác quản lý tài chính, giải ngân chưa theo kịp yêu cầu, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thụ hưởng, triển khai dự án.

“Ba kiên quyết” trong xử lý dự án ODA chậm trễ (1)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi, chỉ đạo những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như yêu cầu giải quyết, khắc phục của việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian qua - Ảnh: VGP
“Ba kiên quyết” trong xử lý dự án chậm trễ

Kết luận cuộc họp, ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong việc duy trì ổn định, cải thiện nhất định của tình hình, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tập trung trao đổi, chỉ đạo những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như yêu cầu giải quyết, khắc phục của việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian qua.

Trước hết, qua nội dung cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh lại vấn đề cập nhật, thống kê số liệu, tình hình, những vấn đề cụ thể của mỗi dự án để kiểm điểm, tháo gỡ kịp thời, phù hợp. Trong thời gian xen kẽ các cuộc họp Ban Chỉ đạo, các bộ chủ quản tổ chức giao ban chéo, họp riêng với từng Ban quản lý có dự án bị “kiểm điểm” để tháo gỡ, không báo cáo, kiến nghị chung chung.

Phó Thủ tướng nêu rõ những vấn đề vướng mắc, hạn chế đến nay trong lĩnh vực ODA vẫn chậm được khắc phục, từ câu chuyện về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế, tăng tổng mức đầu tư, thay đổi nhân sự, kế hoạch đấu thầu, vốn, tạm ứng vốn... Điều đáng chú ý là những vấn đề phát sinh thường liên quan rất nhiều tới năng lực, trách nhiệm của các Ban quản lý, của nhà thầu...

Vì vậy, các bộ, ngành chủ quản dự án, BQL bám sát kế hoạch hành động, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch. Trong đó, lấy mục tiêu thực hiện trên thực tế làm trọng tâm: “Trường hợp nếu không cải thiện được giải ngân thì khoan hẵng nghĩ tới việc đẩy mạnh, huy động vốn cam kết để càng xa rời mục tiêu, khó khăn trong vấn đề đối ứng”, Phó Thủ tướng quán triệt.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh 3 ứng xử “cần kiên quyết hơn nữa”: Kiên quyết trong việc đưa vào danh sách đen các nhà thầu, dự án yếu kém dẫn đến chây ỳ, chậm trễ trong triển khai để tuyệt đối không cho tham gia các gói thầu khác; kiên quyết hơn trong đánh giá năng lực các Ban quản lý, trường hợp yếu kém không giao dự án mới; và kiên quyết hơn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế theo hướng đơn giản hóa, hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý đối với các trường hợp dự án, chương trình, vụ việc bị nêu ra kiểm điểm trong cuộc họp, đưa ra các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo về vấn đề ODA, các cam kết của phía Việt Nam; yêu cầu tăng cường công tác quyết toán, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án, giải quyết kịp thời và hiệu quả các vướng mắc phát sinh, đảm bảo các chương trình, dự án được thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đã đề ra.
Theo cafef.vn
Tài chính
10:18 PM|

Sáng 2/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia, tiếp tục rà soát, đôn đốc công tác vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ năm 2014.

Trong bối cảnh nguồn cung ODA trên thế giới tiếp tục có chiều hướng giảm, nhu cầu vốn ODA ở các nước kém phát triển, các nước có tình hình chính trị bất ổn tăng, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những nước nhận viện trợ. 
Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2,25 tỷ USD, tuy chưa cao so với cùng kỳ năm trước nhưng chủ yếu do nhiều chương trình, dự án của các nhà tài trợ năm nay đều dự kiến đàm phán, ký kết vào 6 tháng cuối năm.
Tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3,2 tỷ USD, đạt 58,7% mục tiêu của cả năm và cao hơn 46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nổi bật là mức giải ngân của Ngân hàng Thế giới, lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD.

Tuy có những cải thiện tích cực nhất định song tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương chưa thực sự đồng đều. Những chương trình, dự án trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, phát triển đô thị... cao hơn nhiều so với các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, thông tin, lao động-thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân ở Hà Nội, TPHCM cao hơn nhiều so với các địa phương khác.

Tại cuộc họp, từng bộ, ngành chủ quản cũng như đại diện các Ban quản lý được yêu cầu kiểm điểm những dự án, chương trình chậm trễ trước Ban Chỉ đạo.

Bộ GTVT hiện có 40 dự án đều đạt tỷ lệ giải ngân cao và vượt mức kế hoạch năm nhưng vướng mắc chủ yếu nằm ở khâu GPMB, vốn đối ứng… dẫn tới chậm trễ ở 1 số dự án đường cao tốc, QL lớn.

Bộ GDĐT, KHCN, Công Thương, Xây dựng, một số địa phương đã kiểm điểm những yếu kém, chậm trễ trong việc triển khai các dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp, Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, Đại học xuất sắc Việt-Đức, Thủy điện Trung Sơn...

Những yếu kém phổ biến được chỉ rõ gồm trình độ cán bộ, năng lực các Ban quản lý, thủ tục đấu thầu, điều chỉnh văn kiện dự án còn phức tạp, mất thời gian, công tác quản lý tài chính, giải ngân chưa theo kịp yêu cầu, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thụ hưởng, triển khai dự án.

“Ba kiên quyết” trong xử lý dự án ODA chậm trễ (1)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi, chỉ đạo những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như yêu cầu giải quyết, khắc phục của việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian qua - Ảnh: VGP
“Ba kiên quyết” trong xử lý dự án chậm trễ

Kết luận cuộc họp, ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong việc duy trì ổn định, cải thiện nhất định của tình hình, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tập trung trao đổi, chỉ đạo những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như yêu cầu giải quyết, khắc phục của việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian qua.

Trước hết, qua nội dung cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh lại vấn đề cập nhật, thống kê số liệu, tình hình, những vấn đề cụ thể của mỗi dự án để kiểm điểm, tháo gỡ kịp thời, phù hợp. Trong thời gian xen kẽ các cuộc họp Ban Chỉ đạo, các bộ chủ quản tổ chức giao ban chéo, họp riêng với từng Ban quản lý có dự án bị “kiểm điểm” để tháo gỡ, không báo cáo, kiến nghị chung chung.

Phó Thủ tướng nêu rõ những vấn đề vướng mắc, hạn chế đến nay trong lĩnh vực ODA vẫn chậm được khắc phục, từ câu chuyện về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế, tăng tổng mức đầu tư, thay đổi nhân sự, kế hoạch đấu thầu, vốn, tạm ứng vốn... Điều đáng chú ý là những vấn đề phát sinh thường liên quan rất nhiều tới năng lực, trách nhiệm của các Ban quản lý, của nhà thầu...

Vì vậy, các bộ, ngành chủ quản dự án, BQL bám sát kế hoạch hành động, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch. Trong đó, lấy mục tiêu thực hiện trên thực tế làm trọng tâm: “Trường hợp nếu không cải thiện được giải ngân thì khoan hẵng nghĩ tới việc đẩy mạnh, huy động vốn cam kết để càng xa rời mục tiêu, khó khăn trong vấn đề đối ứng”, Phó Thủ tướng quán triệt.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh 3 ứng xử “cần kiên quyết hơn nữa”: Kiên quyết trong việc đưa vào danh sách đen các nhà thầu, dự án yếu kém dẫn đến chây ỳ, chậm trễ trong triển khai để tuyệt đối không cho tham gia các gói thầu khác; kiên quyết hơn trong đánh giá năng lực các Ban quản lý, trường hợp yếu kém không giao dự án mới; và kiên quyết hơn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế theo hướng đơn giản hóa, hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến xử lý đối với các trường hợp dự án, chương trình, vụ việc bị nêu ra kiểm điểm trong cuộc họp, đưa ra các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo về vấn đề ODA, các cam kết của phía Việt Nam; yêu cầu tăng cường công tác quyết toán, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án, giải quyết kịp thời và hiệu quả các vướng mắc phát sinh, đảm bảo các chương trình, dự án được thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đã đề ra.
Theo cafef.vn

“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.

Quan điểm này được ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh khi nói về chiến lược phát triển và quy hoạch chung xây dựng huyện đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đã được phê duyệt.
Theo chiến lược này, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, trung tâm tài chính của khu vực và là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chuyên ngành.
Về tình hình đầu tư vào Phú Quốc thời gian gần đây, ông Nghị nói:
- Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Phú Quốc có diện tích tự nhiên 593 km2, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích tự nhiên 567 km2.
Đến nay, Phú Quốc đã thu hút 200 dự án đầu tư với tổng diện tích 8.768 ha.
Trong đó, 112 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 4.850 ha với tổng vốn đầu tư hơn 135.000 tỷ đồng; có 18 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 6.849 tỷ đồng; 16 dự án đang triển khai xây dựng, các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Nhiều dự án chính, công trình trọng điểm được triển khai đầu tư ở Phú Quốc. Đáng chú ý là một số dự án, công trình chính đã và đang đầu tư xây dựng, như: cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng hiện đại nhất hiện nay; cảng biển quốc tế An Thới, cảng du lịch, đã đầu tư hoàn thành đường cáp ngầm 110 KV xuyên biển từ đất liền ra đảo; hệ thống đường giao thông trục Bắc - Nam và đường quanh đảo đang được gấp rút hoàn thành.
Đang có nhiều dự án về dịch vụ du lịch, nhất là các khu khách sạn cao cấp đang được triển khai. Tỉnh cũng đang tích cực triển khai nhiều chương trình thu hút đầu tư vào Phú Quốc đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Số lượng dự án đầu tư vào Phú Quốc khá lớn, nhưng số dự án triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân vì đâu, thưa ông?
Việc triển khai chậm các dự án đầu tư của tỉnh có 4 nguyên nhân chính:
Một là, việc lập và phê duyệt các quy hoạch còn chậm; giải quyết các thủ tục đầu tư; các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp chứng nhận đầu tư... còn vướng mắc, chưa đảm bảo yêu cầu.
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Ba là, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư còn hạn chế, không đảm bảo cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
Bốn là, việc triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn chậm cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo khắc phục những hạn chế nêu trên để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên huyện đảo Phú Quốc.
Thế nhưng, có không ít nhà đầu tư đang hối thúc chính quyền địa phương sớm bàn giao mặt bằng để triển khai dự án...
Do sự phức tạp về nguồn gốc đất đai và sự biến động của thị trường trong thời gian qua, cũng như việc quản lý đất đai có lúc còn hạn chế, nên quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn Phú Quốc gặp khó khăn.
Cùng với đó là cơ quan chuyên môn của huyện phải tiến hành triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án mà bộ máy thì hạn chế.
Tuy vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo và UBND huyện Phú Quốc luôn cố gắng hết sức để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc này và sẽ sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
Chúng tôi cũng mong rằng, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương cố gắng khắc phục khó khăn, tranh thủ triển khai thi công trong những phần đất mà chính quyền đã bàn giao trong vùng dự án.

Nhiều dự án được cấp phép cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng liệu có làm mất lợi thế về cảnh quan thiên nhiên của Phú Quốc, tạo nên xung đột giữa nhà đầu tư với người dân địa phương?

Xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc phải đảm bảo mục tiêu bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ rừng Phú Quốc.
Đây là quan điểm xuyên suốt từ lập quy hoạch chung xây dựng và quản lý triển khai quy hoạch trên đảo Phú Quốc. Các dự án đầu tư phải luôn đảm bảo sự hài hòa, phù hợp thân thiện với môi trường tự nhiên và phù hợp với cảnh quan khu vực. Các dự án gần biển phải có chỉ giới cách bờ biển theo quy định.
Trong quá trình phát triển các dự án, chính quyền sẽ đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Với quan điểm phát triển để phục vụ người dân tốt hơn, các khu vực bãi biển sẽ được quản lý hài hòa để người dân có thể tiếp cận sử dụng.
Vậy định hướng phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Mặc dù được các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để Phú Quốc có được nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, song phát triển của Phú Quốc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Quá trình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển Phú Quốc bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và vừa trình Chính phủ đề án “xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc”.
Với đề án này, để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội về thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai, nhà ở, đầu tư, thương mại, thu hút nguồn nhân lực... đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực, thương hiệu và uy tín vào đầu tư phát triển Phú Quốc.
Nếu được Trung ương chấp thuận đề án, đây sẽ là một bước ngoặt lớn đánh dấu bước phát triển mới mạnh hơn, nhanh hơn của Phú Quốc trong tương lai.
Theo cafef.vn
Tài chính
10:02 PM|

“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.

Quan điểm này được ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh khi nói về chiến lược phát triển và quy hoạch chung xây dựng huyện đảo Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đã được phê duyệt.
Theo chiến lược này, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, trung tâm tài chính của khu vực và là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chuyên ngành.
Về tình hình đầu tư vào Phú Quốc thời gian gần đây, ông Nghị nói:
- Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Phú Quốc có diện tích tự nhiên 593 km2, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích tự nhiên 567 km2.
Đến nay, Phú Quốc đã thu hút 200 dự án đầu tư với tổng diện tích 8.768 ha.
Trong đó, 112 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 4.850 ha với tổng vốn đầu tư hơn 135.000 tỷ đồng; có 18 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 6.849 tỷ đồng; 16 dự án đang triển khai xây dựng, các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Nhiều dự án chính, công trình trọng điểm được triển khai đầu tư ở Phú Quốc. Đáng chú ý là một số dự án, công trình chính đã và đang đầu tư xây dựng, như: cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng hiện đại nhất hiện nay; cảng biển quốc tế An Thới, cảng du lịch, đã đầu tư hoàn thành đường cáp ngầm 110 KV xuyên biển từ đất liền ra đảo; hệ thống đường giao thông trục Bắc - Nam và đường quanh đảo đang được gấp rút hoàn thành.
Đang có nhiều dự án về dịch vụ du lịch, nhất là các khu khách sạn cao cấp đang được triển khai. Tỉnh cũng đang tích cực triển khai nhiều chương trình thu hút đầu tư vào Phú Quốc đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Số lượng dự án đầu tư vào Phú Quốc khá lớn, nhưng số dự án triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân vì đâu, thưa ông?
Việc triển khai chậm các dự án đầu tư của tỉnh có 4 nguyên nhân chính:
Một là, việc lập và phê duyệt các quy hoạch còn chậm; giải quyết các thủ tục đầu tư; các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp chứng nhận đầu tư... còn vướng mắc, chưa đảm bảo yêu cầu.
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Ba là, nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư còn hạn chế, không đảm bảo cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
Bốn là, việc triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn chậm cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo khắc phục những hạn chế nêu trên để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên huyện đảo Phú Quốc.
Thế nhưng, có không ít nhà đầu tư đang hối thúc chính quyền địa phương sớm bàn giao mặt bằng để triển khai dự án...
Do sự phức tạp về nguồn gốc đất đai và sự biến động của thị trường trong thời gian qua, cũng như việc quản lý đất đai có lúc còn hạn chế, nên quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn Phú Quốc gặp khó khăn.
Cùng với đó là cơ quan chuyên môn của huyện phải tiến hành triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án mà bộ máy thì hạn chế.
Tuy vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo và UBND huyện Phú Quốc luôn cố gắng hết sức để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc này và sẽ sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
Chúng tôi cũng mong rằng, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương cố gắng khắc phục khó khăn, tranh thủ triển khai thi công trong những phần đất mà chính quyền đã bàn giao trong vùng dự án.

Nhiều dự án được cấp phép cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng liệu có làm mất lợi thế về cảnh quan thiên nhiên của Phú Quốc, tạo nên xung đột giữa nhà đầu tư với người dân địa phương?

Xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc phải đảm bảo mục tiêu bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ rừng Phú Quốc.
Đây là quan điểm xuyên suốt từ lập quy hoạch chung xây dựng và quản lý triển khai quy hoạch trên đảo Phú Quốc. Các dự án đầu tư phải luôn đảm bảo sự hài hòa, phù hợp thân thiện với môi trường tự nhiên và phù hợp với cảnh quan khu vực. Các dự án gần biển phải có chỉ giới cách bờ biển theo quy định.
Trong quá trình phát triển các dự án, chính quyền sẽ đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Với quan điểm phát triển để phục vụ người dân tốt hơn, các khu vực bãi biển sẽ được quản lý hài hòa để người dân có thể tiếp cận sử dụng.
Vậy định hướng phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Mặc dù được các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để Phú Quốc có được nhiều chính sách ưu đãi đặc thù, song phát triển của Phú Quốc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Quá trình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển Phú Quốc bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và vừa trình Chính phủ đề án “xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc”.
Với đề án này, để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội về thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai, nhà ở, đầu tư, thương mại, thu hút nguồn nhân lực... đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực, thương hiệu và uy tín vào đầu tư phát triển Phú Quốc.
Nếu được Trung ương chấp thuận đề án, đây sẽ là một bước ngoặt lớn đánh dấu bước phát triển mới mạnh hơn, nhanh hơn của Phú Quốc trong tương lai.
Theo cafef.vn